Trang chủ Lớp 8 Toán Lớp 8 SGK Cũ Chương 3: Tam Giác Đồng Dạng Hình học 8 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét - Luyện tập

Hình học 8 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét - Luyện tập

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Định lí đảo

Định lí Talet đảo: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạng còn lại của tam giác

1.2. Hệ quả của định lí Talet

Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh của tam giác đã cho

,Bài 1: Cho tam giác ABC với D là một điểm bất kì trên AB, đường thẳng qua D và song song với BC cắt AC tại E, đường thẳng qua E và song song với AB cắt BC tại F, đường thẳng qua F và song song với BE cắt AC tại G. Chứng minh rằng: \(\frac{{A{\rm{D}}}}{{AB}} = \frac{{EG}}{{EC}}\)

Hướng dẫn:

 Áp đụng định lí Thales cho tam giac ABC có DE song song BC ta có :\(\frac{{A{\rm{D}}}}{{AB}} = \frac{{A{\rm{E}}}}{{AC}}\) (1)

 Áp đụng định lí Thales cho tam giac ABC có FE song song AB ta có : \(\frac{{A{\rm{E}}}}{{AC}} = \frac{{BF}}{{BC}}\) (2)

 Áp đụng định lí Thales cho tam giac BEC có FG song song BE ta có : \(\frac{{BF}}{{BC}} = \frac{{EG}}{{EC}}\) (3)

Từ (1),(2) và (3) ta được :\(\frac{{A{\rm{D}}}}{{AB}} = \frac{{EG}}{{EC}}\)

Bài 2: Cho hình tang ABCD (AB, CĐ là đáy). Trên cạnh AD lấy E sao cho \(\frac{{A{\rm{E}}}}{{E{\rm{D}}}} = \frac{p}{q}\). Qua E kẻ đường thẳng song song với các đáy cắt BC tại F. Chứng minh rằng \(EF = \frac{{p.C{\rm{D}} + q.AB}}{{p + q}}\)

Hướng dẫn:

Ta có: 

\(\begin{array}{l} \frac{{AE}}{{ED}} = \frac{p}{q} \Rightarrow \frac{{ED}}{{AE}} = \frac{{AD - AE}}{{AE}} = \frac{{AD}}{{AE}} - 1 = \frac{q}{p}\\ \Rightarrow \frac{{AE}}{{AD}} = \frac{p}{{p + q}} \end{array}\)

Gọi I là giao điểm của AC và EF. 

Tam giác ACD có  EI song song CD nên theo định lí Thales ta được:

\(\begin{array}{l} \frac{{AE}}{{AD}} = \frac{{EI}}{{CD}} = \frac{{AI}}{{AC}} = \frac{p}{{p + q}}\\ \Rightarrow \left( {p + q} \right).EI = p.CD (1) \end{array}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l} \frac{{AI}}{{AC}} = \frac{{AC - IC}}{{AC}} = 1 - \frac{{IC}}{{AC}} = \frac{p}{{p + q}}\\ \Rightarrow \frac{{IC}}{{AC}} = 1 - \frac{p}{{p + q}} = \frac{q}{{p + q}} \end{array}\)

Tam giác ABC có IF song song AB áp dụng định lí Thales ta có :

\(\begin{array}{l} \frac{{IC}}{{AC}} = \frac{{IF}}{{AB}} = \frac{q}{{p + q}}\\ \Rightarrow \frac{{IF}}{{AB}} = \frac{q}{{p + q}} \Rightarrow \left( {p + q} \right)IF = q.AB (2) \end{array}\)

Cộng (1) và (2) theo vế ta được: 

\(\begin{array}{l} \left( {p + q} \right).EI + \left( {p + q} \right)IF = p.CD + q.AB\\ \left( {p + q} \right)\left( {EI + IF} \right) = p.CD + q.AB\\ EF = \frac{{p.CD + q.AB}}{{p + q}} \end{array}\)

Ta được điều cần chứng minh.

Bài 3: Cho hình thang ABCD với AB và CD là hai đáy AB < CD. Olà giao điểm của hai đường chéo. E là giao điểm của AD và BC. Chứng minh rằng EO đi qua trung điểm của hai đáy.

Hướng dẫn:

Gọi F và H lần lượt là giao điểm của OE và AB, CD.

Đường thẳng qua A và song song với BD cắt OE tại P.

Áp đụng định lí Thales trong tam giác EOD ta có:\(\frac{{EA}}{{ED}} = \frac{{EP}}{{EO}}\) (1)

Bên cạnh đó áp dụng định lí Thales trong tam giác ECD ta cũng có:\(\frac{{EA}}{{ED}} = \frac{{EB}}{{EC}}\)(2)

Từ (1) và (2) ta được :\(\frac{{EP}}{{EO}} = \frac{{EB}}{{EC}}\)

Trong tam giác EOC ta có \(\frac{{EP}}{{EO}} = \frac{{EB}}{{EC}}\) nên theo định lí Thales đảo ta được \(PB\parallel OC\) hay \(PB\parallel OA\)

Xét tứ giác APBO có :

\(\begin{array}{l} AP\parallel OB\\ PB\parallel OA \end{array}\)

Nên APBO là hình bình hành. 

⇒ F là trung điểm AB (APBO là hình bình hành).(3)

Sử dụng định lí Thales trong tam giác ADH ta có :\(\frac{{AF}}{{DH}} = \frac{{EF}}{{EH}}\) 

Tương tự trong tam giác EHC ta cũng có:\(\frac{{BF}}{{CH}} = \frac{{EF}}{{EH}}\)

\( \Rightarrow \frac{{AF}}{{DH}} = \frac{{BF}}{{CH}}\)

mà AF=BF nên CH=DH vậy H là trung điểm CD (4)

Từ (3) và (4) ta được điều phải chứng minh.

 

3. Luyện tập Bài 2 Chương 3 Hình học 8

Qua bài giảng Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Nắm vững định lí Ta - let đảo và hệ quả của định lí Ta - let
  • Vận dụng kiến thức giải được một số bài toán liên quan

3.1 Trắc nghiệm về Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 8 Chương 3 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK về Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 8 Chương 3 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 6 trang 62 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 7 trang 62 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 8 trang 63 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 9 trang 63 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 10 trang 63 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 11 trang 63 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 12 trang 64 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 13 trang 64 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 14 trang 64 SGK Toán 8 Tập 2

4. Hỏi đáp Bài 2 Chương 3 Hình học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK