Mắt Vật lý 11 là một bài trong chương trình Vật lý 11. xin gửi tới các bạn bài tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập Mắt lý 11 ngắn gọn và chi tiết nhất.
- Là một hệ gồm các môi trường trong suốt liền kề nhau, tiếp xúc với nhau bằng các mặt cầu.
* Các bộ phận của mắt:
- Giác mạc là một màng cứng trong suốt có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong và nếu các tia sáng truyền vào mắt thì được giác mạc khúc xạ lại.
- Thủy dịch là một chất lỏng trong suốt. Chiết suất của thủy dịch xấp xỉ bằng chiết suất của nước.
- Lòng đen là một màn chắn, lỗ trống ở giữa được gọi là con ngươi. Đường kính của con ngươi tự điều chỉnh theo cường độ sáng.
- Thể thủy tinh có dạng một khối chất đặc, trong suốt. Thể thủy tinh có dạng một thấu kính hai mặt lồi.
- Dịch thủy tinh là một chất lỏng tương tự chất keo loãng. Nhãn cầu phía sau thể thủy tinh được lấp đầy bởi dịch thủy tinh.
- Màng lưới (võng mạc) là một lớp mỏng, nơi các đầu sợ dây thần kinh thị giác được tập trung. Nơi ánh sáng được cảm nhận nhạy nhất là điểm vàng V ở màng lưới và nơi không nhạy cảm với ánh sáng là điểm mù (các sợi thần kinh đi vào nhãn cầu tại nơi này).
=> Mắt được coi là một thấu kính hội tụ, và có tên gọi là thấu kính mắt.
* Hoạt động của mắt được ví như hoạt động của một chiếc máy ảnh:
- Vai trò của thấu kính mắt tương đương như vật kính
- Vai trò của màng lưới tương đương như phim
* Sơ đồ mắt tối giản
Độ dài khoảng cách từ thấu kính mắt đến điểm vàng luôn cố định, không thay đổi.
Ở độ dài khoảng cách khác nhau, tiêu cự f của thấu kính mắt luôn phải thay đổi khi nhìn các vật sao cho màng lưới là nơi chứa đựng ảnh.
a. Sự điều tiết của mắt
Điều tiết là một hoạt động của mắt trong đó tiêu cự của mắt được thay đổi (thể thủy tinh được thay đổi độ cong) nhằm mục đích khoảng cách từ cách vật đến mắt là khác nhau nhưng ảnh của vật vẫn được tạo ra ở cùng một địa điểm là màng lưới.
Nếu mắt không điều tiết, tiêu cự mắt là lớn nhất (\(f_{max}\))
Nếu mắt điều tiết tối đa, tiêu cự mắt là nhỏ nhất (\(f_{min}\))
b. Điểm cực viễn, cực cận
Mắt trong trạng thái không điều tiết, điểm cực viễn \(C_{v}\) là điểm trên trục của mắt, nơi mà ảnh của vật được tạo ra ở màng lưới. Điểm cực viễn của mắt là nơi xa nhất mắt có thể nhìn thấy. \(C_{v}=\infty \) nếu mắt trong trạng thái không có tật. Khoảng cực viễn là \(OC_{v}\).
Mắt trong trạng thái điều tiết tối đa, điểm cực cận \(C_{c}\) là điểm trên trục của mắt, nơi mà ảnh của vật được tạo ra ở màng lưới. Điểm cực cận \(C_{c}\) là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Điểm cực cận càng lùi xa mắt khi càng lớn tuổi. Khoảng cực cận là \(OC_{c}\)
\(C_{c} - C_{v}\) là độ dài khoảng cách mà mắt mình rõ.
c. Năng suất phân ly của mắt
Góc nhìn nhỏ nhất mà mắt phân biệt rõ hai điểm A và B gọi là năng suất phân ly của mắt.
Muốn hai điểm A và B được phân biệt rõ, góc trông vật không thể bé hơn một giá trị. Giá trị tối thiểu ấy được gọi là năng suất phân ly của mắt. Khi đó, hai tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau tạo ra ảnh của điểm đầu và điểm cuối của vật.
a. Mắt cận và cách khắc phục mắt cận
- Các đặc điểm của mắt cận
+ Mắt cận có độ tụ lớn hơn mắt bình thường, chùm tia ló nhận được hội tụ ở một điểm trước màng lưới khi có một chùm tia sáng song song truyền tới mắt.
+ \(f_{max}\) < OV
+ Độ dài khoảng cách của \(OV_{v}\) là hữu hạn
+ Các vật ở xa không được nhìn rõ
+ Mắt cận có điểm \(C_{c}\) ở gần hơn mắt bình thường
- Các biện pháp khắc phục mắt cận
+ Đeo kính: Đeo thấu kính phân kì với một độ tụ phù hợp nhằm không phải điều tiết mắt vẫn có thể nhìn thấy vật ở vô cực.
Kính đeo cần có tiêu cự: \(f_{k}\) = \(-OC_{v}\)
+ Bề mặt giác mạc được thay đổi độ cong bằng cách phẫu thuật giác mạc
b, Mắt viễn và cách khắc phục mắt viễn
- Đặc điểm mắt viễn:
+ Mắt viễn có độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia ló hội tụ ở một điểm sáng sau màng lưới khi mắt có chùm tia sáng song song truyền đến.
+ \(f_{max}\) > OV
+ Mắt phải điều tiết khi nhìn vật ở vô cực
+ Mắt viễn có điểm \(C_{c}\) ở xa hơn điểm \(C_{c}\) của mắt bình thường
- Cách khắc phục tật mắt viễn:
+ Đeo một thấu kính hội tụ mà độ tụ thích hợp để:
Mắt không phải điều tiết khi nhìn các vật ở xa một cách rõ ràng.
Như mắt bình thường khi nhìn các vật ở gần một cách rõ ràng (điểm gần nhất muốn quan sát cho ảnh ảo qua thấu kính hiện ra ở vị trí cực cận của mắt).
+ Bề mặt giác mạc được thay đổi độ cong bằng cách làm phẫu thuật giác mạc.
c, Mắt lão và cách khắc phục
- Khi càng nhiều tuổi, cơ của mắt yếu đi và thể thủy tinh trở nên cứng hơn làm cho khả năng điều tiết của mắt giảm đi rõ rệt, điểm cực cận rời xa mắt.
- Muốn khắc phục tật lão thị của mắt, kính hội tụ sẽ được sử dụng để nhìn rõ các vật ở gần như mắt bình thường.
Câu 1: Độ dài khoảng cách của thể thủy tinh đến điểm cực cận là \(OC_{c}\) và điểm cực viễn là \(OC_{v}\) của mắt cận thị. Phải đeo sát mắt một kính có tiêu cực là bao nhiêu nếu muốn chữa tật của mắt?
A. f = \(OC_{v}\) B. f = \(-OC_{v}\)
C. f = \(OC_{c}\) D. f = \(-OC_{c}\)
Câu 2: Một người bị cận phải đeo sát mắt một kính cận số 0,5. Khoảng cách từ người đó đến màn hình TV là bao nhiêu nếu không muốn đeo kính khi xem TV?
A. 0,5m B. 1m
C. 1,5m D. 2m
Câu 3: 40 cm là khoảng cách gần nhất từ điểm cực cận đến mắt của một người viễn thị. Độ tụ của kính mà người này cần đeo (kính đeo sát mắt) là bao nhiêu nếu khoảng cách giữa mắt và vật để nhìn rõ gần nhất là 25cm:
A. -2,5dp B. 2,5dp
C. -1,5dp D. 1,5dp
Câu 4: 50cm là khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt của một người viễn thị. Khoảng cách từ vật đến mắt sẽ là bao nhiêu nếu nhìn rõ và 1dp là độ tụ của kính (đeo sát mắt):
A. 40cm B. 35,4 cm
C. 33,3cm D. 26,7cm
Câu 5: 12cm đến 51cm là độ dài khoảng cách nhìn rõ của mắt của một người bị cận thị. Để khắc phục, người này chọn cách đeo kính phân kì cách mắt một khoảng bằng 1cm. Hai điểm trên vật cách nhau một khoảng nhỏ nhất là bao nhiêu nếu muốn mắt có thể phân biệt được, biết rằng mắt có năng suất phân ly là 1':
A. 0,033mm B. 0,0211mm
C. 0,076mm D. 0,044mm
Câu 6 : Khoảng cách từ mắt đến vật AB có độ dài bằng 5m. Biết rằng mắt có năng suất phân ly là \(a_{min} = 3.10^{-4}\), nếu mắt muốn phân biệt được hai điểm A và B thì vật AB có độ cao tối thiểu là bao nhiêu?
A. 1mm B. 2mm
C. 1,5mm D. 2,5mm
Câu 7: 50 cm là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt của một người. Muốn từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa của mắt thì độ biến thiên là 8dp. Khoảng cách giữa điểm cực cận và mắt của người này là:
A. 8cm B. 10cm
C. 7cm D. 2cm
Câu 8: Độ tụ của kính (đeo sát mắt) của một người là D = -1,25dp. 20cm đến xa vô cùng là độ dài khoảng cách mà người đó nhìn rõ vật. Tật mắt người này mắc là:
A. Cận thị B. Viễn thị
C. Lão thị D. Mắt không mắc tật gì
Câu 9: 20cm đến 50cm là độ dài khoảng cách một người cận thị có thể nhìn rõ. Có hai cách để khắc phục tật cận thị của người đó
- Nhìn rõ vật ở xa nếu đeo một kính cận \(L_{1}\)
- Nhìn vật ở gần nhất 25cm nếu đeo một kính cận \(L_{2}\)
Vậy kính \(L_{1}\), \(L_{2}\) có số kính là:
A. -2 và -1 B. -1 và -2
C. 2 D. Một số khác
Câu 10: Khoảng cách giữa mắt và kính \(L_{1}\) của một người là 5cm. Một vật được di chuyển trước kính thì cho kết quả là 75mm đến 95mm là khoảng cách mà mắt có thể nhìn rõ vật. Vậy điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt là:
A. \(OC_{c}\) = 4cm, \(OC_{v}\) = 50 cm
B. \(OC_{c}\) = 10cm, \(OC_{v}\) = 50cm
C. \(OC_{c}\) = 20cm, \(OC_{v}\) = 70cm
D. \(OC_{c}\) = 75mm, \(OC_{v}\) = 95mm
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | D | D | C | D | C | B | A | A | B |
Tham khảo thêm >>> Giải bài tập Bài 31 Vật lý 11 - Mắt
Với bài Mắt Vật lý 11, đã đem đến cho các bạn bài tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập chi tiết nhất. Nếu có đóng ý kiến gì cho Mắt Lý 11, hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK