Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử HOÀN CẢNH SÁNG TÁC ĐÂY THÔN VĨ DẠ CHI TIẾT, ĐẦY ĐỦ- NGỮ VĂN 11

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC ĐÂY THÔN VĨ DẠ CHI TIẾT, ĐẦY ĐỦ- NGỮ VĂN 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC ĐÂY THÔN VĨ DẠ

      Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ xuất sắc trong nghiệp văn chương ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử. Bài thơ thành công không bởi những câu từ được đặt để tỉ mỉ, hình ảnh xứ Huế hiện ra thật đẹp mà còn vì câu chuyện tình đơn phương được khuất lấp. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ.

Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ- CungHocVui

Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ

1. Tác giả

      Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912- 1940) là nhà thơ nổi tiếng khởi nguồn cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. 

      Vào khoảng đầu 1935, gia đình phát hiện những dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông. Vì thành kiến sai lầm rằng đó là căn bệnh truyền nhiễm, các bệnh nhân bấy giờ vừa bất lực vì bệnh tật hành hạ, vừa đau đớn bởi xử xa lánh, hắt hủi và thậm chí là ngược đãi từ những người xung quanh. Gia đình Hàn Mặc Tử phải đưa ông trốn chạy khắp mọi nơi bởi tai mắt của chính quyền địa phương luôn trực chờ mang ông đi. Dẫu rằng nếu đưa ông vào nơi có điều kiện chữa trị nhất lúc bấy giờ là Bệnh viện phong Quy Hòa, ông sẽ không kết thúc cuộc đời của mình ở độ tuổi trẻ như thế.

      Cuộc đời tuy ngắn ngủi, đau thương nhưng thơ ông lại dồi dào, mạnh mẽ. Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt, tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Ở thơ ông, ta thấy từng câu, từng chữ như sự giằng xé, giao tranh để giành lại sinh mệnh với cuộc đời. 

Xem thêm:

Top 3 mở bài Đây thôn Vĩ Dạ

Nghị luận văn học Đây thôn Vĩ Dạ

2. Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ

 Chi tiết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ- CungHocVui

Chi tiết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

      “Đây thôn Vĩ Dạ” ban đầu có tên “ Ở đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên sau đổi thành Đau Thương. “Đây thôn Vĩ Dạ” được cho là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại. 

      Bài thơ là những cảm xúc ngổn ngang chất chứa trong lòng Hàn Mặc Tử từ mối tình đơn phương dành cho cô Hoàng Thị Kim Cúc. Cô là nàng thơ xứ Huế mà ông luôn đau đáu hướng về và cũng là mạch nguồn cảm hứng cho những sáng tác của ông. 

      Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền thuộc Quy Nhơn, ông đã phải làm nét đẹp thơ mộng, e lệ và rất đỗi duyên dáng của cô Hoàng Thị Kim Cúc. Nhưng sâu thẳm trong ông vẫn tồn tại những nhút nhát, e dè giăng mắc khắp tâm tưởng làm ông thật khó giãi bày. Ông chỉ lẳng lặng chôn kín tình cảm ấy vào sâu thẳm nơi trái tim, lẳng lặng để nó phai nhạt khi cô theo cha trở về thôn Vĩ Dạ (Huế ). 

      Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử đã thay ông tâm tình hết nỗi lòng đến cô. Dưới sự gợi ý của người em ấy, cô đã gửi cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm mấy lời nhắn nhủ. 

Xem thêm:

Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ

      Những lời ấy như vực dậy cõi lòng đã chết của nhà thơ trong lúc ông đang chiến đấu với căn bệnh phong. Lời thăm hỏi không ký tên nhưng bức ảnh và cả những con chữ kia đã thôi thúc chút nghị lực sống vốn từ lâu đã điêu tàn trong ông. Chúng kích thích trí tưởng tượng và gợi lại những nỗi niềm thầm kín vốn đã vùi chôn theo năm tháng. 

      Theo Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ Hàn Mạc Tử cho biết: “Năm 1938, Hoàng Cúc nhận được hung tin nói trên từ Hoàng Tùng Ngâm. Nàng chuẩn bị một số tiền định gửi cho Hàn Mặc Tử uống thuốc nhưng không dám gửi. Nàng bèn gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh chụp cảnh nàng mặc áo lụa dài trắng đứng dưới vòm cây xanh mát. Nhận được ảnh, Hàn Mặc Tử rất vui. Chàng liền làm ngay bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gửi ra Huế cho Hoàng Cúc..”. 

      Bất luận nội dung của bức thư và cả những lời nhắn gửi của cô gái xứ Huế là gì, đó vẫn là khởi nguồn bất tận cho niềm cảm hứng sáng tác nên áng thơ Đây thôn Vĩ Dạ đầy nhân văn. Đấy còn là liều thuốc chữa lành cho những tâm bệnh trong ông những ngày tháng cuối đời. 

3. Ý nghĩa tác phẩm

 Hoàn cảnh sáng tác của Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử- CungHocVui

Hoàn cảnh sáng tác của Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

      Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ nhẹ nhàng nhất trong tập Thơ Điên bởi lúc bấy giờ, ông đang từng giây, từng khắc chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo. Trong thời kỳ bệnh tật đau đớn điên cuồng cả thể xác lẫn tâm hồn. Thơ ông như một tiếng thở dài mang đầy những gào thét uất hận, nghẹn ngào. 

      Đây thôn Vĩ Dạ đang là một bức tranh xứ Huế nên thơ đến thế, trọn vẹn đến thế nhưng cuối cùng lại kết thúc bằng một sự tự vấn “ Ai biết tình ai có đậm đà”. Một cảm xúc hoài nghi len lỏi khắp câu thơ, như tiếng lòng thi sĩ đang tơ tưởng bóng hình giai nhân, cũng là một tiếng oán trách cuộc đời khi đã đặt một dấu chấm kết thúc khi ông đang ở độ tuổi còn quá tha thiết với đời. 

Xem thêm:

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất

Nghệ thuật bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất

      Trên đây là hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ. Qua hoàn cảnh sáng tác bài thơ, ta có thể thấu hiểu hơn về tác giả, dù trong thời kỳ gian khổ khi phải đấu tranh với bệnh tật thế nhưng không thể ảnh hưởng đến tinh thần, tâm hồn ông.
 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK