Nghị luận bài Tràng giang - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Nghị luận bài Tràng giang - Ngữ văn 11

Bài viết hôm nay xin giới thiệu với các bạn về bài nghị luận văn học bài Tràng giang!

Nghị luận bài tràng giang

Bài mẫu nghị luận về bài Tràng giang:

Tràng giang mang nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong giọng thơ vừa cổ điển vừa lãng mạn rất tiêu biểu cho hồn thơ của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.

Xuân Diệu đã tự ví mình và Huy Cận như Rim-bô và Véc-len:

Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn bỏ lối quan

Say thơ xa lạ - đó là thơ lãng mạn phương Tây của thế kỷ XIX. Điệu buồn ảo não ở Huy Cận đã tự tìm đến một cảm hứng riêng để ký thác: Cảm hứng vũ trụ.
 
 Nét cổ điển được thể hiện ngay từ tiêu đề tác phẩm: Tràng giang - Tràng là một âm khác của Trường có nghĩa là dài. Tuy nhiên, Huy Cận đã chọn Tràng giang vì nó chẳng những đã chứa trong mình cả Tràng giang mà nhờ âm ang đã gồm cả nét nghĩa sông rộng, sông lớn mở ra một khoảng không gian bao la vô tận. Dường như cảnh càng bát ngát thì tình càng miên man. Thơ xưa thi nhân tìm đến thiên nhiên vũ trụ luôn nhận môi đồng cảm tương giao. Huy Cận cũng đến với vũ trụ nhưng khác thơ xưa là tác giả chỉ nhận thấy thấm thía nỗi buồn của cái tôi cô độc, với cái cảm giác bâng khuâng, dợn dợn trước không gian bao la. Phải chăng nguồn mạch thơ mới của bài Tràng giang cũng chính là ở đó.
 
Trước hết, ta bắt gặp một không gian vũ trụ mênh mông Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Sắc thái cố điển và hiện đại hòa quyện, nhuần nhuyễn để làm nổi rõ thiên nhiên vắng lặng và buồn. Tràng giang đó, bình thản suy tư qua bao lớp sóng buồn điệp điệp, qua dòng khơi nước song song, cảm giác buồn ấy lại gửi trong vần điệu, trong những từ gợi hình ảnh mong manh càng làm tăng thêm mỗi lúc và trải dài mãi không thôi, càng làm thấm đẫm trong từng cảnh vật.
 
Giữa dòng sông mênh mông ấy, giữa những con sóng ấy xuất hiện một con thuyền mong manh
 
Con thuyền xuôi mái nước song song
 
Tưởng như sự xuất hiện của con thuyền sẽ làm cho không gian trở nên tươi vui hơn, nhưng ngược lại, con thuyền ấy lại khiến cho cảnh vật ở con sông này thêm đìu hiu. Cảnh thêm hiu hắt khi giữa dòng nước mênh mông ấy điểm thêm cành củi khô lạc từ đâu đến.
 
Củi một cành khô lạc mấy dòng
 
 Tác giả đã ngắm dòng sông từ dài, chiều rộng, rồi tới chiều sâu:
 
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
 
Không gian như vụt lớn hơn. Trên bức tranh sông dài lại hiện lên bầu trời sâu thẳm: Sâu chót vót - sâu đã gợi lên cho người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng mà lại sâu chót vót thì chiều cao càng vô tận. 
 
Lấy lại ý thơ người xưa, hình ảnh mây cao đùn núi bạc trong bài thơ gợi lên ấn tượng về sự mênh mông của vũ trụ. Nếu trên kia là sông nước Tràng giang điệp điệp, song song thì bây giờ là mây cao những lớp mây trăng cứ đùn lên trùng trùng điệp điệp phía chân trời. Huy Cận không viết đùn sóng bạc nghĩa là những áng mây như muôn ngàn con sóng tung bọt trắng mà viết đùn núi bạc khiến cho không gian vũ trụ không chỉ hiện lên bao la vô tận mà còn hùng vĩ nữa...
Nếu không gian vũ trụ qua Tràng giang hiện lên với tất cả vẻ đẹp bao la kì vĩ mênh mông thì đối lập với nó không gian của cõi nhân thế lại bé nhỏ cô đơn lạc loài:
 
Con thuyền xuôi mái nước song song
 Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
 Củi một cành khô lạc mấy dòng
 
 Đó là hình ảnh của con thuyền côi cút và cành khô lạc loài giữa sông nước mênh mông. Nếu nói như Huy-gô ngôn ngữ cũng chỉ là sinh vật thì ở sinh vật ấy đang bơ vơ, đau xót, bất lực vì nước xô đẩy: Lạc mấy dòng nó hàm chứa cả cái gì đó côi cút, tan tác đến tội nghiệp. Nỗi buồn đó càng như da diết mãi không thôi:
 
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
 
Vài dải đất giữa sông dài, vài ngọn gió hiu hiu nhưng không đủ làm sống động cảnh vật, và âm thanh cả tiếng làng xa vãn chợ chiều thì mơ hồ, mong manh lắm không làm bớt đi sự vắng lặng của cảnh. Ngay cả khi phủ định tất cả không chuyến đò ngang, không cầu gợi chút niềm thân mật cũng chính là bộc lộ tấm lòng của thi nhân yêu cuộc sống, tha thiết mong mỏi niềm giao cảm. Nếu như Nguyễn Du thấy Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha, Hàn Mặc Tử cũng nhận ra bóng xuân sang trên một giàn thiên lý thì Huy Cận, thi nhân cũng rất tinh tế nhận thấy bóng chiều trong một cánh chim nghiêng. Chính là nhà thơ đã phá lôgíc của nghệ thuật cũng vì vậy cánh chim hiện lên sinh động hơn, đẹp hơn và đặc biệt cũng buồn da diết trước cái nhỏ bé, cô đơn giữa vũ trụ bao la.
 
Từ những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống thế gian, một cành củi khô, cồn nhỏ lơ thơ, con thuyền nhỏ, cánh chim...Đó cũng là tâm lý tự nhiên của con người, cảm giác nhỏ bé trước thiên địa vô thủy vô chung:
 
Ai người trước đã qua
 Ai người sau đã tới
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn giọt lệ
 
Trần Tử Ngang

Soạn bài : Tràng Giang (Huy Cận)
 
Cảnh tình ấy khiến thi nhân không thê bâng khuâng và thầm mong ước. Nó kết tinh thành tình quê hương tha thiết:
 
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
 
 Âm hưởng Đường thi triền miên trong câu thơ. Lấy lại ý thơ của Thôi Hiệu:
 
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
 Yên ba giang thượng sử nhản sầu
 
Nhưng Huy Cận khác, trong buổi hoàng hôn ấy không hề có trên sông khói sóng, tạo điều kiện phản xạ gợi nhớ hương quan (cống làng- đường về quê cũ) như tác phẩm Hoàng Hạc lâu. Phải chăng lòng quê dợn dợn vời con nước còn thể hiện nỗi niềm của một cái tôi cô độc, nhỏ bé trước vũ trự đang tìm về, giao hòa, nương tựa vào cái-ta rộng lớn hơn. Chất lãng mạn của bài Tràng giang là đấy, bên cạnh nỗi niềm cô đơn là nỗi niềm nhân thế:
 
Đạm đạm trường giang thủy
 Du du viễn khách tình
 
 Có thể nói Tràng giang là bài thơ chứa đầy không gian và tâm trạng. Duy chỉ có tấm lòng nhà thơ đang thầm vọng trong xa thẳm:
 
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
 
 Hai mươi năm sau, cũng đứng trước một không gian vô tận của đại dương lúc hoàng hôn, Huy Cận đã viết những vần thơ vui tươi khỏe khoắn:
 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi
 
Nhưng đó là sau này, khi Huy Cận đang viết Trời mỗi ngày một sáng. Nỗi buồn của Huy Cận trước sau vẫn là nỗi buồn trong sáng, góp phần làm phong phú hồn người và làm nên vẻ đẹp riêng của bài thơ.

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà muốn chia sẻ về bài văn nghị luận về bài thơ Tràng giang. Hy vọng với bài viết bài văn nghị luận Tràng giang vừa rồi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung bài thơ!

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK