1. Khái niệm truyền thuyết
Là thế loại văn xuôi tự sự dân gian phản ánh lịch sử một cách độc đáo, nhuốm màu sắc thần kì nhưng vẫn tràn đầy cảm xúc đời thường.
- Cảm hứng chủ đạo của truyền thuyết là ca ngợi, tôn vinh các vị anh hùng, các thành tựu lao động, sáng tạo văn hóa và công cuộc chiến đấu của các cộng đồng trong quá trình lịch sử.
- Chức năng của truyền thuyết là giáo dục ý thức, niềm tự hào về lịch sử dân tộc cho mỗi thành viên của cộng đồng.
2. Xuất xứ
- Văn bản được trích từ Truyện Rùa Vàng trong tập truyện “Lĩnh Nam chích quái” ra đời vào cuối thế kỉ XV.
3. Tóm tắt
- Nhờ thần Kim Quy giúp đỡ, An Dương Vương xây được thành cổ Loa.
- Rùa Vàng ở lại ba năm rồi từ biệt ra về. Trước khi đi, rùa tháo vuốt đưa cho nhà vua làm lẫy nỏ để chống kẻ thù.
- Triệu Đà xâm lược phương Nam, An Dương Vương nhờ có nỏ thần nên chiến thắng. Triệu Đà cầu hòa.
- Triệu Đà cầu hôn MỊ Châu con vua An Dương Vương cho con trai mình là Trọng Thủy.
- Trọng Thủy dỗ MỊ Châu cho xem nỏ thần rồi đánh tráo mang về phương Bắc. Trước khi Trọng Thủy ra đi, MỊ Châu hứa sẽ rải lông ngỗng để Trọng Thủy biết mình ở đâu để tìm.
- Triệu Đà mang quân xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần không phòng bị. Khi quân giặc áp sát thành, vua mang nỏ ra bắn mới hay nỏ đã mất hiệu nghiệm.
- Vua chạy đến phủ Diễn Châu, Trọng Thủy theo vết lông ngỗng tìm đến, vua cầu cứu Rùa Vàng. Rùa hiện lên bảo kẻ thù ở sau lưng nhà vua. Vua chém chết Mị Châu rồi cầm sừng tê đi xuống biển.
- Máu Mị Châu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành ngọc trai. Trọng Thủy thương .iếc Mị Châu bèn lao đầu xuống giếng chết.
- Qua tóm tắt văn bản, chúng ta thấy cốt truyện được chia làm hai phần:
+ Truyện An Dương Vương xây thành cổ Loa.
+ Truyện Mị Châu nhẹ dạ, An Dương Vương mất cảnh giác nên mất nước.
4. Chủ đề
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy thuộc chủ đề giữ nước. Đây là một trong những chủ đề nổi bật của truyền thuyết Việt Nam
5. Truyền thuyết về An Dương Vương gắn với di tích lịch sử:
- Gắn với di tích lịch sử đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc (tương truyền là nói Trọng Thủy tự vẫn sau cái chết của Mị Châu).
- Có thể kiểm chứng qua di tích lịch sử và lễ hội hàng năm tại làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội về sự kiện lịch sử này.
6. Bố cục
Văn bản có thể chia thành bốn đoạn như sau:
a. Đoạn một: Từ đầu đến "... bèn xin hòa”: nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương xây thành, chế nỏ, đánh giặc giữ nước thành công.
b. Đoạn hai: Tiếp đó đến "... cứu được nhau": hành vi lấy cắp nỏ thần của Trọng Thủy.
c. Đoạn ba: Tiếp đó đến "... đi xuống biển”: An Dương Vương mất nước, kết thúc bi kịch của hai cha con.
d. Đoạn bốn: Phần còn lại: Kết cục cay đắng và nhục nhã của Trọng Thúy.
7. Vai trò của thần linh
- Thần linh xuất hiện tôn cao ý chí, khả năng của con người.
- Đằng sau sự thần bí đó là một khả nâng “sánh tựa thần linh” của con người khi xây dựng thành mà chỉ có thể thực hiện nếu thần linh giúp sức. Ghế tạo ra vũ khí mà chỉ có thần linh giúp đỡ mới có sức tiêu diệt kẻ thù đến thế.
- An Dương Vương được thần linh giúp đỡ là vì lo xây thành để bảo vệ nhân dân, đất nước.
- Nguyện vọng của An Dương Vương phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
- Thần linh đứng về phía An Dương Vương có nghĩa là thần linh ủng hộ cuộc sống độc lập, tự do của người dân.
8. Nhân vật An Dương Vương
a. Nỗi vất vả khi xây thành
- Hễ đắp tới đâu thành lại lở tới đấy.
- Vua lập đàn cầu đảo.
- Như thế, vua rất quyết tâm xây thành.
- Thành của An Dương Vương có các tên gọi là Loa Thành, Quỷ Long Thành và Côn Lôn Thành.
- Sở dĩ có tên gọi đó là vì thành rộng hơn ngàn trượng, cao và xoắn như hình trôn ốc.
b. Lời khuyên của Rùa Vàng dành cho An Dương Vương
- Khuyên nhà vua phải tu đức. Có nghĩa là phải sống đạo đức, làm điều tốt và yêu quý muôn dân, không được ăn chơi xa xỉ, khinh thường, giết hại dân lành,...
- Rùa Vàng tặng vua cái vuốt để làm lẫy nỏ.
c. Vậy phép trị nước tối ưu theo tác giả dân gian là:
- Xây thành kiên cố.
- Chuẩn bị vũ khi sẵn sàng.
- Tu dưỡng đức độ, đoàn kết muôn dân.
d. Nguyên nhân khiến An Dương Vương mất nước
- Không cảnh giác với kẻ thù, đế con trai giặc ở rể dò tìm ra bí mật của nỏ thần và đánh tráo.
- Chủ quan khinh địch, cậy nỏ thần: giặc đến gần mà vẫn điềm nhiên đánh cờ.
e. Kết cục của An Dương Vương
- BỊ truy đuổi cùng đường, An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng.
- Rùa Vàng hiện lên nói cho vua biết Mị Châu là giặc.
- Vua tuốt kiếm giết Mị Châu.
- Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
g. Việc An Dương Vương tự tay chém con và việc dân gian dựng đền thờ hai cha con bên cạnh nhau nói lên đạo lí truyền thống cao đẹp của dân tộc:
- An Dương Vương chủ quan khinh địch để mất nước là đáng chê trách.
- An Dương Vương chém chết con là vì đặt lợi ích của quốc gia lên tình cảm cha con, nên đáng được tôn thờ.
- Mị Châu vì tin chồng nên góp phần dẫn đến họa mất nước là đáng trách.
- Mị Châu là nạn nhân của thủ đoạn đê hèn của các thế lực phong kiến thì dáng ngợi ca và được tôn thờ. Cái chết hóa ngọc của Mị Châu đã chứng minh cho tấm lòng nàng.
- Việc thờ hai cha con bên nhau cho thấy sự công bằng, độ lượng trong đạo lí làm người của dân tộc ta.
h. Chi tiết An Dương Vương giết con gái
- Rõ ràng là độc ác nếu xét từ quan hệ cha con.
- Nhưng An Dương Vương có lí của mình:
+ Ồng không giết con gái mà giết kẻ tiếp tay (tuy vô tình) cho kẻ thù.
+ An Dương Vương là con người biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên tình cảm cá nhàn.
i. Bài học lịch sử qua nhân vật An Dương Vương
- Tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Cách cư xử đúng đắn mối quan hệ giữa chung và riêng, cá nhân với cộng đồng,...
- Hạnh phúc con người có được chi khi cộng đồng sống trong hạnh phúc.
9. Nhân vật Mị Châu
a. Rùa vàng gọi Mị Châu là giặc
- Vì Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.
- Vì Mị Châu rải lông ngỗng để Trọng Thủy biết đường đuổi theo.
b. Mị Châu không phải là nhân vật bi kịch
- Vì nàng không hề ý thức được hành động của mình, trước sau Mị Châu vẫn rất ngây thơ, trong trắng trong hành động.
c. Mị Châu đáng trách những điểm:
- Không cảnh giác, không phân biệt rõ bạn - thù.
- Say đắm trong hạnh phúc cá nhân mà quên đi vận mệnh dân tộc, đất nước.
d. Dân gian lại lập đền thờ Mị Châu vì:
- Mị Châu là người phạm tội một cách ngây thơ, nàng bị mắc mưu Trọng Thủy.
- Lời khẩn cầu của Mị Châu được biến thành châu ngọc để minh chứng cho việc không hề phản nghịch, mưu hại cha đã trở thành sự thật.
- Ngay cả việc rải lông ngỗng cũng chỉ có hẹn với chồng nơi mình đến mà thôi.
- Dân gian còn muốn nhắc nhở người đời về cái giá phải trả cho sự nhẹ dạ.
10. Nhân vật Trọng Thủy
- Trọng Thủy là nhân vật xấu xa nhưng chưa hoàn toàn mất hết nhân tính. Hắn vừa là con vừa là bề tôi đắc lực cho Triệu Đà. Hắn sẵn sàng lừa dối một cô gái trong trắng như Mị Châu, lừa dối An Dương Vương khi đặt niềm tin vào hắn.
- Tuy nhiên, khi Triệu Đà giành chiến thắng, khi Mị Châu chết, hắn rơi vào bi kịch.
+ Là con người cộng đồng (tôn thờ chính sách bành trướng của Triệu Đà), Trọng Thủy là nhân vật thành công.
+ Là con người cá nhân (trong tình yêu đối với MỊ Châu), hắn là nhân vật bi kịch, đến mức phải tự vẫn.
- Chí tiết "ngọc trai - giếng nước” không phải là để ca ngợi tình yêu Mị Châu - Trọng Thủy. BỜI lẽ Trọng Thủy là kẻ xâm lược, phản bội lại lòng tin của một dân tộc yêu hòa bình nên không thể ca ngợi tình yêu của hắn. Chi tiết này chí là để tha thứ cho Trọng Thủy vì cuối cùng hắn cũng ăn năn hối hận khi chọn cái chết.
- Trọng Thủy dũng là gián điệp của Triệu Đà, nhưng yêu Mị Châu thì khùng giả dối, bằng chứng là khi Mị Châu chết, Trọng Thúy cũng tự sát chết theo.
- Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tinh yêu chung thủy.
11. Nhân vật Triệu Đà
- Có tham vọng và sẵn sàng thực hiện mọi thủ đoạn để đạt tham vọng.
- Chính hắn đã đẩy con trai đến chỗ chết.
- Khiến người Việt lâm vào cảnh chiến tranh, chết chóc.
12. Cốt lõi lịch sử và sự hư cấu của văn bản
- Một ông vua xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí để bảo vệ đất nước, nhưng vì mất cảnh giác, quá trông cậy vào vũ khí kì diệu của mình mà để nước mất, nhà tan, bản thân thì bị chết thảm.
- Sự hư cấu ở văn bản bao gồm:
+ Thần linh: . Cụ già từ phương Đông tới.
. Thần Rùa Vàng.
. Nỏ thần.
+ Tình yêu Mị Châu - Trọng Thủy.
13. Vì sao sau khi chết MỊ Châu hóa ngọc, An Dương Vương được Rùa Vàng đón xuống biển?
- Đây là môtíp"cuộc sống nối dài” của truyện cổ dân gian. Những nhân vật tốt hoặc xấu đều có thể sống “cuộc sống nối dài” này.
- An Dương Vương suy cho cùng là vị vua tốt nên dân gian không muốn ông gặp phải cái chết thảm khốc.
- Mị Châu suy cho cùng là nạn nhân của các âm mưu cát cứ, thôn tính thâm độc nên vẫn được minh oan.
14. Đặc trưng tính cách của ba nhân vật chính
- Mỗi nhân vật đều có mặt tốt và mặt xấu:
+ An Dương Vương là người lo cho dân cho nước nhưng chủ quan khinh địch.
+ Mị Châu là con người sống có tình nhưng nhẹ dạ cả tin.
+ Trọng Thủy tuy có nhiều âm mưu nhưng cũng là người chung thủy.
- Nhân vật đều có thái độ tha thứ đối với họ.
Xem thêm >>> Cảm nhận về truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy
Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, chúc các bạn học tập tốt <3
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK