Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Bài 44. Thấu kính phân kì Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo và ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo và ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo và ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

Nếu đã nhắc đến thấu kính phân kì thì chắc hẳn bạn đã mường tượng được một phần nào đặc điểm của thấu kính rồi đúng không? Nhưng bạn có biết ảnh của vật được tạo bởi thấu kính phân kỳ ra sao không, để biết thêm chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

I. Khái niệm

Hình dạng: là thấu kính có rìa ngoài dày hơn phần giữa, có ba loại kính phân kỳ chính: kính lõm cả hai mặt, kính gồm một mặt phẳng - một mặt lõm, kính gồm 1 mặt lồi - một mặt lõm.

 Hình dạng thấu kính phân kì

Cấu tạo: bao gồm trục chính, quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính phân kì.

cấu tạo thấu kính phân kì

  • Trục chính \(\Delta\)
  • Quang tâm O
  • Tiêu điểm F, F'
  • Tiêu tự OF = OF' = f.

Mới nhất:

II. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

Ta có ảnh của vật qua thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo.

ảnh của vật qua thấu kính phân kì

Các trường hợp của ảnh:

  • Ảnh có thể cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự cho trước của thấu kính.
  • Ảnh ảo của vật nằm tại vị trí cách thấu kính một khoảng đúng bằng tiêu cự khi vật được đặt rất xa so với thấu kính. Ảnh sẽ nhỏ dần nếu ta di chuyển ảnh ra càng xa thấu kính nhưng với điều kiện là theo phương song song với thấu kính.
  • Ảnh ảo sẽ bằng vật nếu ta đặt sát vật cạnh thấu kính.

Công thức:

- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\dfrac{h}{h′}=\dfrac{d}{d′}\)

- Quan hệ giữa d,d′ và f: \(\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d′}−\dfrac{1}{d}\)

Trong đó:

  • h: chiều cao của vật
  • h′: chiều cao của ảnh
  • d: khoảng cách từ vật đến thấu kính
  • d′: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
  • f: tiêu cự của kính

Xem thêm: Bài tập về thấu kính phân kì

III. Cách vẽ ảnh qua thấu kính phân kì

Cách vẽ ảnh của vật thể AB qua thấu kình phân kỳ như sau. Với điều kiện AB là vật vuông góc với trụ chính tại A và A nằm trên trục chính) => Vậy nên ta chỉ cần dựng ảnh của B qua thấu kính bằng cách tạo đường truyền giữa hai tia sáng đặc biệt từ B qua thấu kính, giao của hai tia sáng chính là ảnh B'. Cuối cùng, từ B' hạ vuông góc với trục chính tại A', nên A' chính là ảnh của A qua thấu kính phân kỳ:

  • Từ B ta kẻ một tia sáng đi qua và song song với trục chính thu được tia ló qua thấu kính có phần kéo dài đi qua F' ( F' là tiêu điểm ảnh của thấu kính).
  • Từ B ta lại kẻ tiếp một tia sáng đi qua B và kéo dài đi qua quang tâm O của kính ta thu được tia ló có hướng truyền thẳng đi qua O.
  • Giao điểm của hai tia ló chính là điểm B' - ảnh của B. Từ B' kẻ vuông góc xuống trục chính tại A' ta thu được A' là ảnh của A.

Phần lý thuyết về thấu kính phân kỳ cực kỳ đơn giản nếu như bạn áp dụng đúng những nội dung mà chúng tôi đã tổng hợp như trên vào trong bài tập, chúc các bạn có những giờ học vui vẻ và bổ ích!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK