Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Tổng hợp kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng chuẩn nhất

Tổng hợp kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng chuẩn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Trong bài viết này sẽ gửi đến bạn trọn bộ kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì, định luật khúc xạ ánh sáng, cách phát biểu định luật phản xạ ánh sáng và góc khúc xạ. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

I) Khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng

1) Quan sát hiện tượng

- Để tìm hiểu khái niệm chính xác hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì, trước tiên chúng ta hãy quan sát hình ảnh dưới đây:

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong môi trường nước

Nhìn hình ảnh này chúng ta thấy được ống hút cắm nghiêng trong một cốc nước, bề mặt phân cách giữa hai môi trường nước bên trong cốc và môi trường không khí xuất hiện vết "gãy".

Nhưng nếu chúng ta rút uống hút ra khỏi cốc nước (hoặc cắm thẳng ống hút) thì sẽ không thấy hiện tượng trên nữa.

- Giải thích:

Do ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng, khi chúng ta nhìn một vật (vật không phải nguôn sáng), ánh sáng từ nguồn sáng chiếu đến vật đó tùy vào từng góc độ cũng như màu sắc của nguồn sáng đó. Từ đó ta sẽ quan sát được hình dạng của vật cần quan sát.

Ở hiện tượng trong hình ảnh trên, ánh sáng phản xạ của ống hút bị gãy tại mặt phân cách (không còn truyền thẳng như ban đầu) nên mắt ta quan sát thấy được ống hút bị gãy.

2. Khái niệm

Hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

II) Định luật khúc xạ ánh sáng

Kết quả hình ảnh cho khúc xạ ánh sáng

1) Ghi chú

- Tia sáng đi đến mặt phân cách được gọi là tia tới

- Tia sáng bị khúc xạ qua mặt phân cách thì được gọi là tia khúc xạ

- Góc được tạo tới tia tới và pháp tuyến được gọi là góc tới, kí hiệu là i

- Góc được hợp bởi tia khúc xạ và pháp tuyến được gọi là góc khúc xạ, kí hiệu là r

2) Cách phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, ở phía bên pháp tuyến so với tia tới

- Ở hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (i) và sin góc khúc xạ (r) luôn luôn không đổi:

\(\dfrac {sini}{sinr}= n_{21}=\dfrac{n_2}{n_1}\)

3) Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí và ngược lại

a) Tia sáng truyền từ không khí sang nước

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

- Góc tới lớn hơn góc khúc xạ

b) Tia sáng truyền từ nước sang không khí

- Tia khúc xạ nằm trong nằm phẳng tới

- Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ

III) Hướng dẫn bài tập SGK

Bài 1 (tr.108, SGK Vật lí 9)

a) S tới I (trong không khí), ánh sáng tryền theo đường thẳng

b) I tới K (trong nước), ánh sáng truyền theo đường áng

c) Từ S đến mặt phân cách, ánh sáng truyền thẳng, bị gãy khúc tại mặt phân cách, trồi lại truyền đến K.

Bài 2 (tr 109, SGK Vật lí 9)

Thay đổi hướng tới để biết được những điều đề bài cho còn đúng hay không khi thay đổi góc. Cần quan sát tia khúc xạ, độ lớn của góc tới.

Xem thêm >>> Giải bài tập SGK và Sách bài tập

Trên đây là bài viết tổng hợp được những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất của định luật hiện tượng khúc xạ ánh sáng như: khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì, góc khúc xạ, góc tới, phát biểu về định luật khúc xạ ánh sáng. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn <3

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK