Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Sang thu - Hữu Thỉnh Cảm nghĩ của em về bài Sang thu của Hữu Thỉnh lớp 9

Cảm nghĩ của em về bài Sang thu của Hữu Thỉnh lớp 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu: “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương Sang thu

Khung cảnh đất trời sang thu

Khung cảnh đất trời sang thu

Sang thu

I.  -   Đất trời huyền diệu sinh ra bốn mùa có những đặc trưng khác biệt. Con người, nhất là nhà thơ, sống lâu dài qua bốn mùa mưa nắng nên có nhiều trải nghiệm, cảm nhận khác nhau. Trong bốn mùa ấy, có lẽ mùa thu đi vào tâm cảm của nhiều nhà thơ một cách sâu đậm nhất.
-    Riêng Hữu Thỉnh, khi cảm mùa thu đang tơi thì cũng là lúc ông nhận ra tuổi đời của mình trong bài thơ ngũ ngôn (3 khổ): Sang thu!

Soạn bài Sang thu

II.    - Mỗi nghệ sĩ cảm thu theo nét nhìn riêng của mình. Đặng Thế Phong thì buồn lặng lẽ nhìn “ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi...”. Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân,... cũng như Nguyễn Đình Thi ngây ngất với “Gió thổi mùa thu hương cốm mới...”. Còn rất nhiều nhà văn, nhà thơ buồn man mác với


Ngô đổng nhất diệp lạc
Thiên hạ câng tri thu
(Một lá ngô đồng rụng - Thiên hạ biết thu sang).

-    Riêng Hữu Thỉnh thì:


Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

-    Sự chuyển mùa của trời đất từ hạ sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt dầu từ hình ảnh nhân hóa “sương chùng chình”, và hiện tượng “hương ổi, gió se”.
-    Hầu như mọi giác quan của nhà thơ đều ghi nhận sự chuyển đổi của đất trời từ hạ sang thu:
+ Khứu giác nhận ra hương ơi
+ Xúc giác nhận ra gió se (lạnh).
+ Thị giác nhận ra sương chùng chình. Phân tích một đoạn thơ trong bài Sang thu

-    Những hình ảnh ấy được diễn tả bởi động từ mạnh như phả, tính từ chùng chình, phó từ, hình như tạo nên trạng thái biến đổi của sự vật làm người đọc cảm thấy tâm hồn bâng khuâng, xao xuyến.
-    Khổ thơ thứ hai, không gian thơ được mở rộng. Nếu ỏ khổ thơ thứ nhất, có thể ở trong nhà, có thể ở khu vườn đầy cây, nhờ giác quan nhạy bén mà phỏng đoán “hình như” trời đất chuyển mùa thì giờ đây nhà thơ đang đứng giữa đất trời, giữa một không gian rộng. Mọi hình ảnh đều được ghi nhận bói thị giác. Dòng sông thì chảy '"dềnh dàng" chậm chậm như còn luyến tiếc mùa hè, trong lúc chim chóc thì “bắt đầu vội vã" vì ngày ngắn đêm dài...

-    Hình ảnh, nét riêng của thơi điểm giao mùa hạ - thu được thể hiện đặc sắc ở hai câu:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Động từ “vắt” có sức khiêu gợi mạnh trí tưởng tượng của người đọc: Một bức tranh mây trời kì diệu giữa trong xanh mùa hè và sắc xám bàng bạc của mùa thu.

-    Khổ thơ cuối có vần ôm (mưa/ngờ) như khổ thư thứ hai (vã/hạ), khác với vần chéo (se/về) ở khổ thơ đầu. Nếu hai khổ thơ trước mang nhiều nghĩa hiển ngôn (tường minh), miêu tả sự chuyển vần của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu thì ở khổ thơ này ngoài nghĩa hiển ngôn còn có nghĩa hàm ngôn (hàm ý). “Nắng, mưa, sấm” ngoài nghĩa vốn có còn hàm ý về sự khó khăn, gian khổ; “cây đứng tuổi” ngoài nghĩa vốn có là cây lớn đã từng chịu nhiều nắng mưa còn hàm ý chỉ con người vào “tuổi thu” từng trải, đã chịu đựng bao vui buồn, khó khăn, gian khổ trong cuộc sống thường ngày. Khổ thơ đọc lên như lời trần tình về tâm trạng tỉnh táo của người ở tuổi trung niên: 

Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi

III.    - 12 câu thơ ngũ ngôn được viết bằng thứ ngôn ngữ tượng hình thường thấy, đúng niêm luật của thơ.
- Bút pháp “mượn mây vẽ trăng”, lấy cảnh Sang thu để bộc lộ tâm tư trước buồn vui của cuộc đời một cách tinh tế và tính táo khiến người đọc có chút gì xao xuyến, bâng khuâng
 
 

Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK