Với bài Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du, xin gửi đến các bạn phân Soạn bài Cảnh ngày xuân đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân
Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Phân tích 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân
Đoạn thơ Cảnh ngày xuân được chia làm ba phần:
Phần 1: 4 câu thơ đầu
Nội dung: Tác giả miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân vô cùng tươi đẹp, tràn đầy sức sống
Phần 2: 8 câu thơ tiếp
Nội dung: Khung cảnh náo nhiệt, nhộn nhịp của lễ hội trong tiết thanh minh
Phần 3: 6 câu thơ cuối
Nội dung: Lễ hội kết thúc, chị em Thúy Vân, Thúy Kiều trở về nhà
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du:
- Là một bức tranh thiên nhiên có nhiều màu sắc: xanh, trắng
- Tràn đầy sức sống của cây cỏ, hoa lá, chim chóc:
+ "Ngày xuân con én đưa thoi" : nhộn nhịp, cánh chim chao đi chao lại như thoi đưa
+ "Cỏ non xanh tận chân trời" : sự tươi tốt, ngập tràn sức sống
+ "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" : hoa lê thi nhau nở rộ trên nền cỏ xanh
=> Nguyễn Du đã miêu tả một bức tranh thiên nhiên mùa xuân với sự hài hòa về màu sắc, sự đẹp đẽ, tươi vui của cảnh vật, gợi chút gì đó êm đềm, nên thơ
- Cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du có chọn lọc, tinh tế, đầy sức gợi. Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật phương Đông, tức là chấm phá, lấy tĩnh tả động.
Nguyễn Du đã vẽ nên khung cảnh lễ hội vô cùng náo nhiệt, rộn rã, đông vui. Đây là lễ hội trong tiết thanh minh đầu tháng ba:
- Những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ:
- Tính từ: dập dìu, gần xa, nô nức, ngổn ngang
- Danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, áo quần, ngựa xe
- Động từ: sắm sửa, dập dìu. Những từ ngữ này đã gợi lên không khí rộn ràng, đông vui, nhộn nhịp của lễ hội mùa xuân.
Các câu thơ đã cho thấy những phong tục, truyền thống tốt đẹp của người Việt. Đó là đi thăm mộ của tổ tiên, tưởng nhớ tới những người đã khuất. Không chỉ vậy mà tục lệ đốt vàng mã cũng là một nét đẹp trong văn hóa, phong tục của các nước Á Đông
Cảnh chị em Thúy Vân, Thúy Kiều đi du xuân trở về:
- Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có điểm khác so với 4 câu thơ đầu ở chỗ: Cảnh vật, không khí xuân lúc này đã vào chiều tà, không còn đông vui, nhộn nhịp mà chuyển sang vắng lặng, nhẹ nhàng hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi chính con người đến cuối ngày cũng cảm thấy mệt mỏi.
- Những từ láy: tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ tả cảnh mà còn tả tình, bộc lộ tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến và nỗi buồn man mác của con người.
- Qua 6 câu thơ cuối, ta cảm nhận sự chuyển biến nhẹ nhàng của cảnh vật và tâm trạng của con người như tạo ra một dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
Những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích:
- Bố cục cân đối, hợp lí
- Ngôn ngữ có chọn lọc và giàu chất tạo hình
- Hệ thống từ ngữ đa dạng, từ láy giàu sức biểu cảm
- Bút pháp tả cảnh đặc sắc: tả điểm xuyết, vừa gợi vừa tả, tả cảnh ngụ tình.
Thông qua phần Soạn bài Cảnh ngày xuân, hy vọng đây sẽ là một bài Soạn bài Cảnh ngày xuân đầy đủ nhất dành cho các bạn.
Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm Soạn bài Cảnh ngày xuân Ngắn nhất.
Chúc các bạn học tốt!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK