Cùng CungHocVui phân tích chuyện người con gái Nam Xương thông qua phân tích phẩm chất của Vũ Nương và Trương Sinh. Họ là hiện thân cho người phụ nữ và xã hội phong kiến xưa mục nát, bất công.
Phân tích chuyện người con gái nam xương
Nguyễn Dữ vốn nhà văn tài năng từng giữ chức quan dưới triều đại nhà Mạc suy tàn và thối nát. Cũng chính vì đức tính thanh cao nên ông dần cảm thấy bất lực và muốn thoái lui về ở ẩn để viết sách để tìm lối sống bình dị và an nhàn. Cũng từ đó mà tập Truyền kỳ mạn lục ra đời. Một trong số những tác phẩm hay nhất trong tập chuyện của ông chính là “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương đầy bi đát cùng vẻ đẹp trong nhân cách của nàng.
Xem thêm:
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy chuyện người con gái Nam Xương
Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ là một trong những người thuộc tầng lớp trí thức, học rộng tài cao. Ông từng giữ chức quan dưới thời nhà Mạc nhưng vẫn luôn giữ được nhân cách thanh cao giữa xã hội loạn lạc, thối nát thời đó. Cũng chính vì vậy, mà ông cảm thấy bất mãn với thời cuộc, sau đó xin thoái chức và về ở ẩn nơi núi rừng Thanh Hóa để sống cuộc đời bình dị với việc viết sách và mất tại đó.
Sáng tác duy nhất và nổi tiếng nhất trong cuộc đời ông là cuốn Truyền kỳ mạn lục được viết bằng chữ Hán- một trong những tác phẩm hay và ý nghĩa nhất trong Văn học Việt Nam.
Tuy tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại hư cấu. Thế nhưng chính những tình liêu trai, vô thực ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp trong cả nhân cách lẫn tâm hồn của nhân vật Vũ Nương. Đồng thời, tác giả cũng mượn những chi tiết này để ca ngợi đức hạnh của những người phụ nữ đã vô tình bị xã hội lãng quên và chà đạp.
Mở đầu “Chuyện người con gái Nam Xương” tác giả đã khắc họa hình ảnh nhân vật Vũ Nương là một người con gái “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, thế nên ai cũng muốn xin hỏi cưới nàng làm vợ.
Có thể thấy, nhân vật Vũ Nương là hình mẫu đại diện cho những người phụ nữ có nhân cách cao quý, đáng nể nhưng lại bị xem thường, chà đạp và chịu nhiều bất công trong xã hội phong kiến xưa cũ.
Phẩm hạnh của Vũ Nương càng được nhấn mạnh hơn qua chi tiết , Trương Sinh vì “mến dung hạnh” nàng nên quyết “xin với mẹ đem trăm lạng cưới về”.
Xem thêm:
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều
Sau khi trở thành vợ, Vũ Nương lúc nào cũng sống trong khuôn phép, nàng cũng biết tính chồng hay ghen và đa nghi, nên Vũ Nương luôn rất biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình, chưa lúc nào để vợ chồng phải bất hòa. Khi Trương Sinh tòng quân, nàng cũng chỉ mong chồng trở về bình an mà không cầu công danh sự nghiệp vinh hiển.
Tác giả đã khiến người đọc thêm cảm phục trước cách sống không chỉ công dung ngôn hạnh mà còn có tình có nghĩa của Vũ Nương. Chi tiết ấy được thể hiện rõ nét khi Trương Sinh đi lính, cũng chính tay Vũ Nương chăm sóc mẹ già trong lúc ốm đau. Nàng cơm bưng nước rót tận tình chu đáo, lại hết lòng lễ bái thần phật, khuyên lơn mẹ bằng những lời lẽ ngọt ngào, khôn khéo. Khi mẹ chồng mất nàng cũng “hết lời thương xót, lo ma chay lễ tế cẩn trọng”.
Có thể thấy, Vũ Nương không chit trọn đạo vợ hiền, mà nàng còn vẹn đạo dâu thảo đến mẹ chồng nàng trước khi mất cũng phải thốt lời khen ngợi.
Đối với con cái, Vũ Nương lại là một người mẹ chu đáo, tận tình, buổi sáng nang làm mẹ. Tối đến sợ con buồn vì thiếu vắng cha nên nàng lấy bóng mình lừa con rằng đó là cha, để bé Đản nguôi nỗi mong nhớ cha. Bên cạnh đó, lòng chung thủy và thương nhớ chồng của Vũ Nương cũng chỉ có mình nàng thấu “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn nổi”.
Phân tích câu chuyện qua nỗi oan của Vũ Nương
Vũ Nương ngày đêm nuôi con và mong ngóng chồng, giữ tròn tiết hạnh đợi đến ngày gia đình đoàn viên. Vậy mà mọi công sức của nàng nhanh chóng “đổ sông đổ bể” Trương Sinh sau khi trở về, chưa rõ mọi việc chỉ vì lời nói ngây thơ của con mà hết lời nhục mạ mắng nhiếc nàng.
Tuy đây là tình tiết mang tính éo le, bi kịch cho người tốt. Thế nhưng, ta phải công nhận rằng tác giả Nguyễn Dữ đã rất khéo léo xây dựng cốt truyện kịch tính, cao trào như vậy để thấy được vẻ đẹp nội tâm và lòng tự trọng cao của những con người ngay thẳng. Bằng chứng là Vũ Nương quá uất ức không thể giải thích nên đã quyết dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch.
Đứng trước cái chết chính là điều khiến người ta khiếp sợ tột cùng, thế nhưng so với việc sống trên xã hội nhưng phải chịu oan khuất, tủi nhục, tiếng nói bị xem thường, nhân cách bị chà đạp, thì tìm đến cái chết để giữ lòng tự trọng và sự thanh cao còn nhẹ nhàng hơn.
Nếu như nhân vật Vũ Nương đại diện cho những người tốt, những người phụ nữ bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn, thì nhân vật Trương Sinh là hình tượng đại diện cho cái xã hội thối nát ấy.
Chàng ta chỉ biết cho lợi ích cá nhân, chẳng xem ai ra gì, chỉ nghe lời nói một phía của con nhỏ đã vội kết tội người hiền làm biết bao việc vì gia đình chàng, mỏi mòn giữ tròn tiết hạnh mong ngóng chồng về.
Thế nên, sau này khi Trương Sinh hiểu ra mọi việc và muốn quay về, những lời từ chối của Vũ Nương đã cho thấy nàng là con người ngay thẳng nhưng lại phải chịu tổn thương lớn đến nhường nào, thế nên nàng tuy tha thứ nhưng cũng không còn niềm tin để quay về cuộc sống trước kia với Trương Sinh nữa.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích chuyện người con gái Nam Xương
Kể lại chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ đã xây dựng nên “Chuyện người con gái Nam Xương” với những tình tiết liêu trai xen lẫn những nút thắt cao trào, thu hút người đọc. Qua đó, ông cũng muốn phê phán và khắc họa hình ảnh người phụ nữ dung hạnh, tốt đẹp đã bị xã hội phong kiến tàn độc chà đạp tàn nhẫn như thế nào. Đồng thời, Nguyễn Dữ cũng thể hiện sự cảm thông và không tiếc dùng những ngôn từ đẹp đẽ nhất để ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Hy vọng rằng, qua dàn ý và bài văn chi tiết phân tích chuyện người con gái nam xương, CungHocVui đã giúp bạn có thêm những tư liệu bổ ích và học tập hiệu quả hơn môn Ngữ Văn 9.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK