Trang chủ Lớp 6 Vật lý Lớp 6 SGK Cũ Bài 15. Đòn bẩy Nguyên lý hoạt động của đòn bẩy và ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế

Nguyên lý hoạt động của đòn bẩy và ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Nguyên lý hoạt động của đòn bẩy và ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế

Khái niệm và quy tắc đòn bẩy không chỉ phổ biến trong Vật lý mà còn được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Vậy định nghĩa và công dụng của chúng trong đời sống là gì, cùng cùng học vui tìm hiểu nhé!

I. Khái quát chung

    1. Đòn bẩy là gì?

Giống như ròng rọc, đòn bẩy là một loại máy cơ vô cùng đơn giản nhưng lại rất quan trọng và được ứng dụng phổ biến trong đời sống, nó giúp biến đổi lực tác động lên các vật theo hướng có ích cho các mục đích của con người. Cấu tạo khá cơ bản gồm một vật rắn có khối lượng lớn với tác dụng làm điểm tực hay điểm quay để sinh ra lực hay biến đổi lực tác động đến đối tượng đó.

đòn bẩy

Mới nhất:

    2. Nguyên lý đòn bẩy

Nguồn gốc của nguyên lý như Ác - si - mét đã từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tực tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên". Đây là cấu nói nhằm giải thích cho nguyên lý hoạt động của đòn bẩy như sau: Mọi vật thể sẽ cần một lực nhất định để có thể nhấc bổng nó lên, tuy nhiên khi ta có một vật thể làm điểm tựa, lực cần thiết đó sẽ được chuyển hóa sang điểm tựa đó để làm giảm áp lực nâng vật lên.

II. Công thức đòn bẩy

Điểm tựa

Xác định điểm tựa của đòn bẩy: là điểm mà ở đó đòn bẩy có thể xoay chuyển được, có nhiều loại như :

  • Điểm nằm giữa hai khoảng lực

loại 1

  • Điểm nằm ngoài hai khoảng lực

loại 2

  • Một số cách chọn điểm tựa khác

Loại 3

Xác định lực cánh tay đòn:

Chính là khoảng cách giữa điểm tựa và phương của lực tác động. Chính vì thế, chúng ta phải xác định chính xác vị trí và hướng của cánh tay đòn, nếu xác định sai có thể dẫn đến sự định hướng sai về lực tác động.

Xem thêm: Đòn bẩy

Các dạng bài tập liên quan:

  • Xác định lực và cánh tay đòn của lực
  • Chọn điểm tựa của ĐB
  • Khi ĐB chịu tác dụng của nhiều lực
  • Lực đẩy Acsimet và tác dụng lên vật treo ở ĐB
  • Khi điểm tựa dịch chuyển
  • ĐB kết hợp với ròng rọc

III. Tác dụng của đòn bẩy

Chúng được sử dụng rất nhiều và khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là những công việc liên quan đến nâng vật thể trong sản xuất. Ngày nay với công nghệ ngày càng tiên tiến ĐB ngày càng được cải thiện sao cho đa dạng và có thể phục vụ cho nhiều ngành nghề và mục đích sử dụng khác nhau. Chình ví thế, ngày nay chúng vẫn rất được ưa chuộng sử dụng bởi tính ưu việt cũng như giá thành hợp lý. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong những thí nghiệm khoa học cũng như sử dụng kết hợp với các loại máy móc khác như ròng rọc để gia tăng lợi ích sử dụng.

Hy vọng với những những đóng góp trên của chúng tôi về đòn bẩy đã giúp bạn hình dung ra công dụng kỳ diệu của chúng hoạt động dưới một nguyên lý vô cùng cơ bản. Chúc các bạn có những giờ học hiệu quả và thú vị!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK