Bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam. Sự tích bánh chưng, bánh giầy đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
* Các điểm cơ bản
• Hướng dẫn soạn bài bánh chưng, bánh giầy
• Ca ngợi tài năng .sáng tạo của con người trồng lúa, giải thích quan niệm cổ sờ vể trời đất, hình thành tập tục tết cổ truyền của người Việt Nam.
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"
Thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam đã gợi lên những truyền thuyết không chỉ nhằm giải thích nguồn gốc của dân tộc, sự hình thành Nhà nước phong kiến mà còn nhằm giải thích, ca ngợi nghề nông, quan niệm cổ xưa về Trời - Đất, và sự hình thành tập tục đón Tết của người Việt Nam mà Bánh chưng, bánh giầy là một truyền thuyết tiêu biểu.
Kể chuyện tóm tắt truyện bánh chưng, bánh giầy
Sự tích bánh chưng, bánh giầy
Truyền thuyết kể rằng vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức một cuộc thi để chọn người nối ngôi vua. Lang Liêu, con thứ 18 của Hùng Vương là người nghèo nhâ't. Chàng được thần chỉ dạy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. Tới ngày, giữa các món ngon vật lạ của 19 hoàng tử khác; Lang Liêu dâng cúng lễ vật bánh chưng, bánh giầy. Lễ vật ấy đầy ý nghĩa và hợp ý vua cha nên Lang Liêu được chọn làm người kế vị.
Trước hết là việc chọn người nối ngôi của vua không như các đời vua trước là “khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng” (Con Rồng - Cháu Tiên). Lần này, thì vua cho gọi các con lại và phán rằng: “người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiền vương chứng giám". Với cách chọn người kế vị ngôi báu như thế thì rõ ràng vua Hùng Vương thứ sáu đã có tư tưởng tiến bộ, trọng người tài đức và chuộng lẽ công bằng.
Phần thứ hai của truyền thuyết kể lại hoàn cảnh sông và sự chuẩn bị phấm vật để dự thi của hai mươi hoàng tử. Nhưng cái khó là chẳng ai trong số họ đoán được ý của vua cha như thế nào. Thế nên 19 vị hoàng tử giàu có chỉ biết thi nhau làm mâm cao cỗ đầy, của ngon vật lạ...
Riêng Lang Liêu, người con thứ mười tám của vua thì sớm mồ côi mẹ, song “chỉ chăm lo việc dồng áng trồng lúa, trồng khoai; bây giờ nhìn quanh trong nhà củng chỉ có khoai, lúa là nhiều". Cứ như những gì truyền thuyết kế lại thì chúng ta có thể nghĩ rằng Lang Liêu là một người hiền đức, rộng lượng và chí thú làm ăn. Sống trong cảnh mồ côi, nghèo khó nhưng không hề than thở, sanh nạnh với anh em, và nhất là không oán trách với vua cha đã thờ ơ, ghẻ lạnh với mẹ và với mình. Ở hiền thì gặp lành. Có lẽ nhờ thế mà Lang Liêu đã được Thần mách bảo:
Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán... Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Lang Liêu theo lời Thần với cách làm riêng của mình “Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt náy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cùng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn”.
Truyền thuyết kế lại như trên là để dạy dân cách làm bánh chưng, bánh giầy. Đồng thời cũng giúp nhận ra trí sáng tạo của Lang Liêu, ấy là có nhân ở trong bánh, lấy lá dong ở trong vườn gói lại. Dùng gạo nếp đế làm hai loại bánh khác nhau.
Phần thứ ba, truyền thuyết kế lại diễn tiến của ngày lễ Tiên vương. Vua Hùng Vương thứ sáu xem xét từng mâm lễ vật do hai mươi vị hoàng tử mang đến. Tới mâm cỗ của Lang Liêu, nhà vua “rổí vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Lièu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại". Cử chỉ ấy của vua cha chứng tỏ nhà vua rất thận trọng, muốn biết rõ ngọn nguồn của những thứ lễ vật kia. Có thể vai trò của Thần cũng tác động vào tư tưởng, tình cảm của vua bởi tin ràng Trời Thần chỉ giúp người có tài đức. Chính vì thế nên “Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương”.
Sau khi tế Trời - Đất, lễ Tiên vương xong, vua chọn hai loại bánh ấy và cùng ăn với quần thần. “Ai cũng tấm tắc khen ngon”. Lời khen ấy chính là lời công nhận tài sáng tạo của Lang Liêu. Cũng là gạo nếp, đậu xanh,..., cũng là thịt heo và những thứ từng ăn mỗi ngày nhưng giờ đây Lang Liêu đã tạo nên thứ mới lạ. Rồi nhà vua lại bảo:
Bánh hình tròn là tượng Trời ta dặt tên là bánh giầy Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong la tượng cầm thú, cáy cỏ muôn loài, ta dặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý dùm bọc nhau.
Vua đã giải thích ý nghĩa của từng loại bánh từ hình thức đến các chất liệu tạo nên chúng. Sự gắn bó giữa những thức ấy với nhau để thành một thức ngon chính là sự gắn kết các cá thế thành một khối đoàn kết, đùm bọc nhau. Gạo nếp có từ nghề nông, lợn có nhờ chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy xuất hiện từ lễ tế Trời Đất, Tiên vương đã trở thành tập quán và tục lệ được chăm lo chu đáo kể từ ngày ấy.
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy gần gũi với dân gian trong đời sống vật chất lẫn tinh thần giúp người đời sau hiếu và biết phát huy thành tựu nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước, tiếp nối truyền thống nhớ ơn Trời - Đất - Tổ tiên. Suốt năm vất vả, lo toan, làm ăn ở xa thì Tết cả nhà đoàn tụ - nấu bánh chưng, bánh giầy tạo không khí rộn ràng, vui tươi, chan hòa, đầm ấm. Ngày Tết thường bận rộn thăm bà con, xóm làng, du xuân, không kịp nấu nướng. Bánh chưng, bánh tét,... lâu nay đã thành “món ăn nhanh” của dân ta. Bới vậy, trong những ngày tết, gia đinh Việt Nam nào cũng có:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Mong rằng bài viết bánh chưng, bánh giầy của .com sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK