Soạn bài Chuyện cổ nước mình văn 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Soạn bài Chuyện cổ nước mình văn 6 Chân trời sáng tạo

     Chân trời sáng tạo lớp 6 là một bộ sách thuộc chương trình giảng dạy mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với mong muốn giúp các em học sinh soạn bài đầy đủ hơn trước khi đến lớp, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách soạn bài Chuyện cổ nước mình một cách chi tiết nhất!

Soạn bài chuyện cổ nước mình văn 6 mới Chân trời sáng tạo- CungHocVui

Soạn bài chuyện cổ nước mình văn 6 mới Chân trời sáng tạo- CungHocVui

Suy ngẫm và phản hồi bài Chuyện cổ nước mình Chân trời sáng tạo

1. Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.

Trả lời:

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà: Câu đầu tiên đến câu thứ 6:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì”

2. Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"

Trả lời:

 "Đời cha ông với đời tôi

Như cha ông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"

      Qua bốn câu thơ trên, ta có thể hiểu rằng, trải qua những thăng trầm của hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ đi trước và những sự kiện đã xảy ra giờ chỉ còn lại là miền quá khứ xa xôi.

      Tuy nhiên, những câu chuyện cổ sẽ còn mãi để sáng mãi những trang sử hào hùng, nó là minh chứng cho lịch sử dân tộc, là cầu nối giữa truyền thống văn hóa lâu đời được tạo nên bởi cha ông ta với con cháu qua bao thế hệ tương lai. Để rồi, chúng ta có thể hiểu hơn và yêu thêm đất nước của mình.

3. Theo em, cụm từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm” là câu thơ bắt nguồn từ truyện cổ tích Tấm Cám. Từ “người thơm” dùng để chỉ con người hiền lành, lương thiện và có tấm lòng nhân hậu, bao dung.

4. Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì

Trả lời:

"Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau"

      Hai câu thờ trên chính là thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc, rằng: những câu chuyện cổ tích chính là những bài học mang giá trị tinh thần và ý nghĩa sâu xa mà người xưa để lại. Đó là lời răn dạy con cháu thế hệ mai sau phải sống đúng nghĩa, phải giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Đồng thời, các câu chuyện còn là nơi gửi gắm ước mơ của ông cha ta về một xã hội tốt đẹp.

      Bên trên là hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ nước mình văn 6 Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo để soạn bài đầy đủ hơn trước khi đến lớp. Chúc bạn luôn học tốt môn ngữ văn với bộ sách mới này! Cảm ơn bạn vì đã đón đọc!

 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK