Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Chân Trời Sáng Tạo Ôn tập Soạn bài Ôn tập bài 1 Chân trời sáng tạo| soạn văn 6 mới

Soạn bài Ôn tập bài 1 Chân trời sáng tạo| soạn văn 6 mới

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Soạn bài Ôn tập bài 1 Chân trời sáng tạo: Văn 6 mới

       Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách soạn bài Ôn tập bài 1 trang 36 trong bộ sách Chân trời sáng tạo mới được thông qua bởi Bộ Giáo dục. Đây sẽ là phần tổng kết lại nội dung mà học sinh đã được học qua bài 1. Mời các bạn cùng tham khảo tại đây!

Câu hỏi 1: Dựa vào bảng sau, hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản

Soạn bài Ôn tập bài 1 Chân trời sáng tạo| soạn văn 6 mới- CungHocVui

Trả lời:

Văn bản

Nội dung chính

Thánh Gióng

Vào thời vua Hùng Vương thứ 6, có hai vợ chồng ông lão ở làng Gióng rất chăm chỉ, tốt bụng. Cả hai vợ chồng chỉ ao ước có một đứa con để bầu bạn.

Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to kỳ lạ, bà ướm thử thì về có thai. Cái thai 12 tháng mới sinh ra một cậu bé là Gióng. Gióng lên ba vẫn không biết cười, không biết nói, đặt đâu nằm đấy.

Lúc bấy giờ, giặc Ân xâm lược nên nhà vua đã cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước. Gióng nghe thấy lời cất tiếng nói, ngỏ lời xin được đi đánh giặc. Nhà vua cho Gióng ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Đồng thời, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai đã thành tráng sĩ. Tráng sĩ phi lên ngựa xông vào dẹp tan quân giặc. Sau đó, Gióng lên đỉnh núi rồi cả người và ngựa đều bay về trời.

Để ghi nhớ công trạng của tráng sĩ, nhà vua đã cho lập đền thờ.

Sự tích Hồ Gươm

Giặc Minh đô hộ nước ta, thế giặc mạnh, nghĩa quân ta lại còn yếu, nên Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.

Có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá, lần nọ kéo cả ba lần lưới đều chỉ thấy một lưỡi gươm nên đã mang về nhà cất.

Tình cờ Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy gươm phát sáng thì chú ý và cầm lên xem.

Trong một lần thua trận bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng và bắt được chuôi gươm.

Đem gươm của Lê Thận tra vào chuôi Lê Lợi tìm được thì vừa như in. Từ đó, tướng lĩnh đều một lòng phò trợ Lê Lợi cứu nước. Nghĩa quân từ khi có thanh gươm đánh đâu thắng đó, nhanh chóng đuổi sạch giặc ngoại xâm.

Khi đất nước thanh bình và Lê Lợi đã lên làm vua, đức Long Quân sai Rùa Vàng đi đòi lại gươm thần.

Nhà vua liền trả gươm và từ đó, hồ Tả Vọng được gọi với cái tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Bánh chưng, bánh giầy

Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho người con thật xứng đáng. Vì thế, vua đã cho họp các hoàng từ và thông báo, ai tìm được thức ăn dâng cỗ ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi.

Các hoàng tử nghe tin đưa nhau làm cỗ thật hậu, chỉ có Lang Liêu là không biết phải làm gì. Sau đó, Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh hình tròn và hình vuông dâng lên vua cha.

Nhà vua nhận thấy bánh của Lang Liêu rất có ý nghĩa nên đã chọn nó làm lễ vật tế trời đất cùng Tiên Vương và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Kể từ đó, người dân nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy dâng trời đất, tổ tiên vào ngày Tết.

Câu hỏi 2: Liệt kê vào bảng dưới đây một số sự kiện, chi tiết mà em cho là đặc sắc, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu. Giải thích ngắn gọn lý do lựa chọn.

Soạn bài Ôn tập bài 1 Chân trời sáng tạo| soạn văn 6 mới- CungHocVui

Trả lời: 

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

Tiếng nói đầu tiên mà Gióng cất lên chính là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ, cả làng đều góp gạo nuôi Gióng.

Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ.

Gióng nhổ tre đánh giặc khi roi sắt gãy.

Gióng và ngựa cùng bay về trời khi đã dẹp tan giặc.

Lưỡi gươm được tìm thấy dưới biển, chuôi gươm tìm thấy trên rừng, khi tra vào nhau thì vừa như in.

Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

Lang Liêu được thần báo mộng, dùng gạo làm bánh dâng lễ Tiên Vương.

Lý do lựa chọn

Những nội dung trên thể hiện rõ nét hình tượng người anh hùng đầu tiên của dân tộc. Đồng thời, nó còn thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết và ý thức đánh giặc, giữ nước của nhân dân ta bao đời nay.

Chi tiết tìm thấy lưỡi gươm ở dưới biển, chuôi gươm ở trên rừng là lời khẳng định, con đường cứu nước có thể tìm thấy được ở bất kỳ đâu. Khi tra lưỡi gươm vào chuôi gươm vừa như in, chính là biểu tượng của sự thống nhất về sức mạnh, ý chỉ của cả dân tộc và đây là cuộc chiến đấu chính nghĩa, thuận theo ý trời.

Rùa Vàng đòi gươm chính là lời giải thích tên gọi của Hồ Gươm, khẳng định chiến thắng đáng tự hào của nghĩa quân. Đồng thời, nó còn là hiện thân của tư tưởng yêu hòa bình, chán ghét chiến tranh của nhân dân ta.

Đây là một chi tiết tưởng tượng kì ảo, đề cao ý nghĩa của lao động, đề cao trí thông minh, sáng tạo của con người và tôn vinh nghề trồng lúa nước của dân tộc.

Câu hỏi 3: Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này?

Trả lời:

       Truyền thuyết là loại truyện dân gian, thường kể về những nhân vật, sự kiện gắn liền với lịch sử dân tộc.

       Nhân vật trong truyện có thể là con người, loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Nhân vật đó thường khác biệt về lai lịch, có nhiều tài năng, phẩm chất tốt, gắn với sự kiện lịch sử và tạo nên kỳ tích, lập công lớn cho cộng đồng, được truyền tụng, tôn thờ về sau.

       Cốt truyện sẽ là chuỗi các sự việc được sắp xếp theo một trình tự, có liên quan với nhau. Nó sẽ thường xoay quanh những công trạng, kỳ tích của nhân vật, đồng thời sử dụng yếu tố kỳ ảo để làm nổi bật tài năng, sức mạnh của nhân vật.

       Nội dung truyện sẽ hướng đến việc thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân ta đối với những sự kiện, nhân vật trong lịch sử.

Câu hỏi 4: Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?

Trả lời: 

       Bước 1: Đọc kỹ văn bản, xác định các phần hoặc các đoạn của văn bản cùng mối quan hệ giữa các phần, các đoạn. Tiếp đó, tìm từ khóa và ý chính của từng phần, từng đoạn rồi xác định nội dung chính của văn bản. Từ đó có thể hình dung nên cách vẽ sơ đồ.

       Bước 2: Tóm tắt truyện bằng sơ đồ bằng cách thể hiện sơ đồ tốt nhất.

       Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ, xem sơ đồ đã thể hiện đủ và rõ những ý chính của văn bản chưa, cách thể hiện và quan hệ giữa các phần, các đoạn và các ý chính đã phù hợp hay chưa.

Câu hỏi 5: Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?

Trả lời:

       Qua bài học, em có thể hiểu thêm về lịch sử của dân tộc. Việt Nam là một dân tộc có truyền thống chiến đấu anh hùng. Dù phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù có ý định xâm lược, giằng xé đất nước, nhưng các thế hệ cha ông vẫn không ngại hy sinh thân mình để giữ vững chủ quyền của dân tộc. Đó chính là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, ý chí vững vàng và sự chung sức chung lòng để tạo nên sức mạnh cộng đồng to lớn của dân tộc. Không chỉ thế, bài học còn giúp em biết thêm về những truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc được lưu truyền cho đến tận hôm nay.

       Trên đây là phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập bài 1 lớp 6 trong bộ sách ngữ văn Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn học tốt hơn! Cảm ơn vì đã đón đọc!

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK