Sự tích Hồ Gươm là một câu chuyện dân gian được đưa vào chương trình giảng dạy môn văn học lớp 6 trong bộ sách Chân trời sáng tạo mới của Bộ giáo dục. Để giúp các bạn học sinh có thể học tốt hơn bài học này, bài soạn sự tích hồ Gươm Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm, chuẩn bị bài thật tốt.
Soạn sự tích hồ Gươm văn 6 Chân trời sáng tạo
Hồ Gươm (hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm) là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm trong trung tâm thủ đô Hà Nội. Ngày trước, hồ này còn có cái tên là hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Đến đầu thế kỷ 15, hồ được gọi là Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) và cái tên này gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần.
Truyền thuyết kể rằng, khi đã dẹp tan được giặc loạn và trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, có một con rùa vàng bỗng ngoi lên mặt nước và đòi nhà vua trả gươm mà Long Vương cho mượn đánh đuổi giặc Minh. Nhà vua nghe được liền trả gươm và rùa thần cũng lặn xuống nước biến mất. Từ đó, hồ này mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Hồ Gươm có diện tích 12ha, xung quanh hồ có nhiều di tích rất nổi tiếng, có thể kể đến: Tháp Rùa, Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc hay Đền Ngọc Sơn...
Hoàn cảnh đất nước ta thời bấy giờ đang rất nguy cấp, giặc Minh đô hộ, dân chúng lầm than, thế lực nghĩa quân Lam Sơn lại còn non yếu. Long Quân thấy vậy đã quyết định cho nghĩa quân mượn gươm, nhưng gươm sẽ được cho mượn qua quá trình thử thách để nghĩa quân trân trọng ý nghĩa của gươm thần.
Nhà vua “hiểu ra” rằng cuộc chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã yên bình, nhân dân đã có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Như vậy, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh của mình và đã đến lúc cần hoàn trả nó về nơi ban đầu.
Đồng thời, thanh gươm cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự giúp sức của cha ông, tổ tiên đối với đất nước để giành được chiến thắng trước kẻ ngoại xâm.
Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì:
Nguồn gốc kỳ lạ: lưỡi gươm được vớt bởi Lê Thận sau ba lần thả lưới. Khi gặp Lê Lợi, thanh gươm bỗng sáng rực và hiện lên hai chữ “Thuận Thiên”. Phần chuôi gươm thì được tìm thấy trong một lần Lê Lợi bị giặc truy đuổi, nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra từ ngọn cây đa và chuôi gươm ấy tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Sức mạnh phi thường: Từ khi sở hữu thanh gươm, nghĩa quân đánh đâu thắng đó, đuổi được kẻ xâm lược.
=> Đây là chi tiết thể hiện đặc trưng của truyền thuyết, đó là trong truyện sẽ có những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Soạn bài sự tích hồ Gươm Chân trời sáng tạo
Thời gian | Không gian | |
Cho mượn gươm thần | Giặc Minh đô hộ nước ta, làm điều bạo ngược. Trong khi đó, nghĩa quân vẫn còn non trẻ, nhiều lần bị thua trước kẻ thù | Tìm thấy lưỡi gươm tại biển và chuôi gươm trong rừng |
Đòi lại gươm thần | Giặc Minh đã bị đánh đuổi, Lê Lợi lên ngôi vua, dân chúng có một cuộc sống bình yên | Hồ Tả Vọng |
Gươm được nhận tại nhiều thời điểm và nhiều nơi chính là minh chứng cho hành trình cứu nước là vô cùng khó khăn, trường kỳ.
Chuôi gươm được tìm thấy trên rừng, lưỡi gươm lại được tìm thấy từ dưới biển, điều đó cho thấy cách cứu nước có ở mọi nơi, từ miền ngược đến miền xuôi. Chỉ cần đồng lòng kiên trì và không lùi bước thì sẽ thu được kết quả tốt đẹp.
Từ đó, có thể thấy rằng sự nghiệp cứu nước, bảo vệ lãnh thổ thành công chính nhờ sự đồng lòng, đoàn kết và tình yêu nước của cả dân tộc trên khắp mọi miền tổ quốc.
Theo em, ý trên có thể đã đúng nhưng nó vẫn còn chưa đủ, bởi vì việc trả gươm thần của Lê Lợi còn mang ý nghĩa sau:
Sau chiến thắng, quân ta đã đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, đất nước lúc bấy giờ đã thanh bình, vì thế nhà vua cần phải trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng áp bức, vũ lực. Vì thế, trong giai đoạn mới của lịch sử này, gươm thần là thứ không cần thiết và cần được trả về nơi cũ.
Hành động trả gươm cũng chính là khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Thanh gươm chính là biểu tượng của vũ khí, nhân dân ta mong rằng sẽ không bao giờ phải dùng đến nó nữa, mà chỉ cần đồng lòng xây dựng đất nước trong cảnh hòa bình, ấm êm.
- Câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể: Khi nói về quân giặc, nhân dân ta đã bộc lộ thái độ tức giận, căm thù: "Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ".
Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết sau:
Bên trên là hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ bổ ích và đem lại cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về bài học này. Cảm ơn bạn đã đón đọc!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK