Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Vì Cuộc Sống Thanh Bình Tuần 22 - Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tiếng Việt 5

Tuần 22 - Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét

Câu 1: Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?

a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.

b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét.

Gợi ý:

a) Nếu trời trở rét / thì con phải mặc thật ấm.

  • Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nếu ... thì thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả.
  • Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả.

b) Con phải mặc ấm / nếu trời trở rét.

  • Hai vế câu ghép được nốì với nhau chỉ bằng một quan hệ từ nếu thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả.
  • Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ điều kiện.  

Câu 2Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.

Gợi ý:

  • Cặp quan hệ từ nối các vế câu thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả: nếu... thì..., nếu như... vì..., hễ... thì... hễ mà... thì, giá.. thì, giả sử... thì.

1.2. Ghi nhớ

  • Để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta cần nối chúng bằng:
    • Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì....
    • Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu...thì... ; nếu như...thì... ; hễ...thì....; hễ mà... thì... ; giá... thì... 

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau:

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.

Theo CẬU BÉ THÔNG MINH

b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

TRƯƠNG QUỐC KHÁNH

Gợi ý:

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày mây bước (Vế điều kiện) // thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngàv cày được mấy đường (Vế kết quả).

  • Cặp quan hệ từ nếu ..... thì

b)

  • Nếu là chim (Vế giả thiết) // tôi sẽ là loài bồ câu trắng (Vế kết quả).
    • Quan hệ từ "nếu"
  • Nếu là hoa (Vế giả thiết) // tôi sẽ là một đoá hướng dương (Vế kết quả).
    • Quan hệ từ "nếu"
  • Nếu là mây (Vế giả thiết) // tôi sẽ là một vầng mây ấm (Vế kết quả).
    • Quan hệ từ "nếu"
  • "Là người, tôi sẽ chết cho quê hương" được coi là một câu đơn được mở đầu bằng trạng ngữ "Là người".

Câu 2 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả :

a)  ... chủ nhật này trời đẹp ... chúng ta sẽ đi cắm trại.

b)   ... bạn Nam phát biểu ý kiến ... cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c)   ... ta chiếm được điểm cao này ... trận đánh sẽ rất thuận lợi.

Gợi ý:

a)  Nếu chủ nhật này đẹp trời thì chúng ta sẽ đi tham quan. (Giả thiết - kết quả).

b)  Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp im lặng lắng nghe. (Giả thiết - kết quả).

c)  Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. (Giả thiết - kết quả).

Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5): Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điểu kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:

a) Hễ em được điểm tốt ...

b) Nếu chúng ta chủ quan ...

c)... thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Gợi ý:

a)  Hễ em được điểm tốt thì ba mẹ sẽ rất vui.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì khó có thể làm xong việc theo đúng kế hoạch.

c)  Nếu Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất như:
    • Nắm được cách để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta cần nối chúng bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.
    • Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập nối các câu ghép bằng quan hệ từ.
    • Giáo dục các em có ý thức sử dụng đúng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng để chuẩn bị thật tốt cho tiết học sau.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK