Chùm ca dao về quê hương đất nước là những câu ca dao được các tác giả dân gian tạo nên từ tình yêu tha thiết, nồng nàn, sâu nặng với quê hương của mình. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về thứ tình cảm thiêng liêng được gửi gắm vào các câu ca dao qua hướng dẫn soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Soạn chùm ca dao về quê hương đất nước Kết nối tri thức
- Trong em, quê hương yêu dấu là nơi em sinh ra là lớn lên, là nơi gắn với những kỉ niệm ấu thơ không thể quên của mình.
- Em sinh ra tại mảnh đất được mệnh danh là thành phố đáng sống - Đà Nẵng. Thành phố của em được rất nhiều bạn bè trong và ngoài nước yêu thích bởi lối sống văn minh, sự thân thiện và nhiệt tình, hiếu khách. Không chỉ thế, Đà Nẵng còn nổi tiếng bởi những danh lam thắng cảnh tươi đẹp. Nhắc đến Đà Nẵng, không thể không nhắc đến hình ảnh những cây cầu nối liền hai bờ bên con sông Hàn như cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước… cùng những địa danh như Bà Nà - đường lên tiên cảnh, núi Ngũ Hành Sơn, các cung đường bãi biển tuyệt đẹp …
- Một vài đoạn thơ trong “Bài học đầu cho con” - Đỗ Trung Quân
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
- Ở bài ca dao 1, 2:
Mỗi bài ca dao có 4 dòng, dòng một 6 tiếng, dòng hai 8 tiếng, dòng ba 6 tiếng, dòng thứ tư 8 tiếng.
Cách phân bổ trên cho thấy đặc điểm của thơ lục bát là: một bài thơ lục bát sẽ gồm những cặp thơ kết với nhau, câu đầu 6 chữ, câu sau 8 chữ và tiếp nối trong cả bài.
Soạn chùm ca dao về quê hương đất nước ngữ văn 6 mới
- Bài ca dao 1:
Cách gieo vần của bài thơ: tiếng "đà" vần với tiếng "gà"; tiếng "gương" vần với tiếng "sương".
Thanh điệu của bài thơ: "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc; "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng.
Nhịp thơ của bài thơ: 2/2/2
- Bài ca dao 2:
Cách gieo vần của bài thơ: tiếng "xa" vần với tiếng "ba"; tiếng "trông" vần với "sông".
Nhịp thơ của bài thơ: 4/4.
Thanh điệu của bài thơ:"Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc; "xa", "đồng", "trông", Cờ" là thanh bằng.
- Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao thứ 3 trên các phương diện cụ thể sau:
Số dòng: 4 dòng
Số tiếng mỗi dòng: dòng đầu tiên 8 tiếng, dòng thứ hai 8 tiếng, dòng thứ ba 6 tiếng và dòng cuối 8 tiếng (8/8/6/8)
Cách gieo vần: “ba” vần với “đá”, “Dạ” vần với “ba”.
Cách phối hợp thanh điệu: “qua”, “Sình”, “chênh”, “tình” (tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8) là thanh bằng, “Dạ”, “ngả”, “vọng” là thanh sắc, nhưng “Ba” (tiếng thứ 4) lại là thanh ngang.
- Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Tác dụng: Từ biện pháp ẩn dụ đó, người đọc sẽ dễ dàng hình dung được cảnh sắc tuyệt đẹp của Hồ Tây: Hồ Tây tĩnh lặng, nước trong xanh và phẳng lặng như một tấm gương sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ.
- Câu thơ “Ai ơi đứng lại mà trông” cất lên với hai từ “Ai ơi” đầy tha thiết như là lời mời gọi, cũng như một sự khoe khoang đầy tự hào. Hai từ ấy không gọi cụ thể về đối tượng nào mà đang chỉ một cách chung chung. Qua tiếng gọi ấy, người xưa đang muốn nhắc nhở con cháu mai sau phải biết giữ gìn, tự hào trước vẻ đẹp hữu tình của đất nước và nuôi dưỡng một tình cảm sâu đậm với quê hương.
- Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần"
Hay
“Ai ơi chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong”
Hay
“Ai đem con sáo sang sông
Ðể cho con sáo sổ lồng bay cao”
“Ai ơi, chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa, người ta có thì
Chơi Xuân kẻo hết Xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau”
Hay câu
“Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười”
- Huế là một vùng đất mộng mơ nổi tiếng với nhiều cảnh quan thơ mộng, hữu tình. Câu ca dao đã vẽ nên những địa danh gắn liền với Huế như Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình. Từ cách miêu tả chân thực, khung cảnh một xứ Huế rất nên thơ, đậm đà như đi sâu vào tiềm thức con người.
- Tác giả dân gian đã nuôi dưỡng trong mình tình yêu thương nồng nàn với đất nước, thể hiện trước hết ở sự cảm nhận, nhận thức về cái đẹp thân tình, nên thơ của quê thương bằng cả trái tim.
- Tình cảm đó đã được họ gửi gắm vào những câu ca dao da diết ngọt ngào. Đó là sự thương nhớ mảnh quê của người con xa xứ, là vẻ đẹp đáng quý của người lao động cần mẫn, là niềm tự hào trước cảnh non sông tươi đẹp hữu tình của đất nước.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Bà Nà Hills là một địa danh nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào cũng không nên bỏ lỡ nếu có cơ hội được ghé thăm thành phố đáng sống - Đà Nẵng. Bà Nà Hills được xây dựng trên đỉnh núi Chùa, là nơi được ví như “Đà Lạt của miền Trung” hay “hòn ngọc khí hậu” của đất nước Việt Nam. Đến với Bà Nà, du khách sẽ có cho mình những trải nghiệm tuyệt vời tại “Đường lên tiên cảnh này” với các điểm vui chơi hấp dẫn như: Cầu Vàng, Fantasy Park, vườn hoa Le Jardin d’Amour, Chùa Linh Ứng, Làng Pháp, Hầm rượu Debay… Đặc biệt, du khách còn có cơ hội được đi cáp treo khi đến Bà Nà. Em đã từng được lên tham quan và vui chơi tại Bà Nà và em nghĩ rằng, đó sẽ là những trải nghiệm mà em không thể nào quên.
Đó là cách soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn học sinh sẽ hiểu rõ và yêu thêm những nét đẹp nghĩa tình của quê hương.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK