Để giúp các em học sinh học tốt và đạt kết quả cao hơn trong học tập, sau đây chúng tôi xin giới thiệu phần trả lời câu hỏi phần bài tập thực hành Tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ bài 2 phần 1 chương trình ngữ văn 6. Phần bài tập này nằm trong bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống, được phát hành bởi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Thực hành tiếng việt phần Nghĩa của từ
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
- Trong bài, từ “nhô” có nghĩa là đưa phần đầu của mặt trời lên phía trước, so với cảnh vật xung quanh để giúp cho trẻ con nhìn rõ
Có thể sử dụng từ “lên” thay cho từ “nhô” được không? Giải thích sự tinh tế của việc sử dụng từ “nhô”
- Có thể sử dụng từ “lên” thay cho từ “nhô” vì trong trường hợp này chúng có cùng ngữ nghĩa.
Thế nhưng so với việc sử dụng từ “lên” thì “nhô” lại tinh tế hơn hẳn vì nó thể hiện sự vươn cao, vượt trội hẳn, hơn hẳn mọi thứ, mọi vật xung quanh, để trẻ thấy được sự vật (ánh sáng, vạn vật) một cách rõ ràng nhất. Nó khiến cho chúng ta cảm nhận được tình cảm của mặt trời với trẻ em, cố gắng lên cao nhất có thể, mong muốn trẻ em có được những điều tốt đẹp.
Tìm thêm trong và ngoài đoạn văn bản Chuyện cổ tích về loài người các từ đảo trật tự thành tố để trở thành từ khác đồng nghĩa
Dưới đây là một số từ sau khi đảo trật tự vẫn giữ nguyên nghĩa:
- Khôn lớn- Lớn khôn
- Ngây thơ- Thơ ngây
- Trong xanh- Xanh trong
- Ngào ngạt- Ngạt ngào
- Dào dạt- Dạt dào
- Thoi đưa- đưa thoi
- Sùi sụt- sụt sùi
Những khổ thơ có sử dụng biện pháp so sánh đó là:
- “Cây cao bằng gang tay”- So sánh “Cây cao” với “gang tay”
- “Lá cỏ bằng sợi tóc”- So sánh “lá cỏ” với “sợi tóc”
- “ Cái hoa bằng cái cúc”- So sánh “cai hoa” với “cái cúc”
=> Biện pháp so sánh trong cả ba câu thơ trên được sử dụng nhằm giúp cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh vật xung quanh trong mắt trẻ con. Trẻ con luôn tìm cách liên kết những thứ mới mẻ và những thứ quen thuộc với mình, nên chúng thấy được sự tương tự giữa cây cao và gang tay,...
- Trong câu thơ trên, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nhân hóa làn gió, khiến cho chúng cũng có đặc điểm “thơ ngây” giống người. Mục đích của việc này là nhằm để thể hiện đặc tính của những làn gió trong bài: Hồn nhiên, ngây thơ, vô hại.
- Chúng không phải là những trận cuồng phong phá hoại mọi thứ, sự xuất hiện của chúng chính là để mang đến những âm thanh đi khắp nơi, vận chuyển những điều tốt đẹp nhất tới trẻ em.
Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ bao gồm:
“Từ cái bống cái bang
Từ bông hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng”
Ở trong những câu thơ này, từ “từ” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần với mục đích nhấn mạnh tình yêu thương con vô bờ bến của mẹ thể hiện qua từng lời ru. Lời ru mẹ đưa con đi khắp muôn nơi, cho con học bao điều hay, hiểu biết vô vàn thứ và hãy yên tâm bởi dù ở đâu vẫn luôn có mẹ bên con.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK