Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cánh Diều Đọc hiểu văn bản: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Soạn bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Bộ Cánh Diều- văn 6 mới

Soạn bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Bộ Cánh Diều- văn 6 mới

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Soạn bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Bộ Cánh Diều- soạn văn 6 mới

     Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ là một một văn bản thông tin cung cấp cho chúng ta những kiến thức cần thiết về một sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước - Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng nhau soạn bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ để hiểu rõ hơn những nội dung trên nhé!

Soạn bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Bộ Cánh Diều- CungHocVui

Soạn bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Đọc hiểu văn bản: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

1. Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?

-      Từ diễn biến cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được trình bày theo trình tự thời gian. 

2. Những từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch

-    Thời gian: 56 ngày đêm, dài ngày nhất

-     Địa điểm: Cứ điểm Điện Biên Phủ, Him Lam, Độc Lập, cửa phía Bắc và Đông Bắc

-     Tương quan lực lượng giữa ta và địch: khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tâm bắn các loại súng của ta

Trả lời câu hỏi phần soạn diễn biến Điện Biên Phủ bộ Cánh Diều- ngữ văn 6 mới

Soạn bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Bộ Cánh Diều- CungHocVui

Soạn Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

1. Thông tin chính mà văn bản Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện là gì? Dựa vào đâu mà người đọc nắm bắt được những thông tin đó?

-     Thông tin chính như tiêu đề của văn bản - diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.

-     Thông tin đó được thể hiện qua những sự kiện và mốc thời gian kèm theo ảnh minh họa được thể hiện trong văn bản.

2. Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

-     Nội dung sa pô là tóm tắt tổng quan về chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân ta.

3. Văn bản trên cung cấp những thông tin như thế nào? Cách trình bày những thông tin đó giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy?

-     Văn bản trên cung cấp diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ theo trình tự thời gian

-     Hình thức của văn bản được trình bày giống như một bài báo:  một sự kiện kèm theo một hình ảnh minh họa

-     Hình ảnh minh họa là hình chụp trắng đen nhằm mô tả chân thực nhất có thể tình hình trận chiến cho người đọc dễ dàng hình dung. 

-     Cách trình bày nội dung: Thời gian được chia làm từng đợt và ghi rõ thời gian mỗi đợt trước đoạn. 

-     Nhìn chung, cách trình bày này khá ngắn gọn nhưng dễ theo dõi, dễ dàng nắm bắt được thông tin chính và ghi nhớ các sự kiện chính. Hình ảnh minh họa kèm theo sinh động, chân thực.

Xem thêm:

Soạn giờ Trái Đất bộ Cánh Diều soạn văn 6 mới

4. Vì sao thông tin cụ thể về đợt 3 lại được in đậm

-    Thông tin cụ thể ở đợt 3 được in đậm vì đây là thông tin quan trọng nhất và cũng là nội dung chính mà văn bản muốn truyền tải. Việc in đậm này nhằm mục đích giúp nội dung được in đậm sẽ ghi sâu vào tâm trí của bạn đọc hơn. 

5. Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và văn bản Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập

-    Cả hai văn bản đều là văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử. Tuy nhiên hai văn bản trên có hình thức và mục đích truyền tải khác nhau.

    + Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập: nội dung chính được tác giả nhấn mạnh là quá trình ra đời của bản tuyên ngôn độc lập nên những mốc thời gian chi tiết đến từng ngày được thể hiện qua phần 2 (phần chính) của văn bản.

    + Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: nội dung chính mà tác giả muốn đề cập là chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ nên phần quá trình chiến đấu không được nêu quá chi tiết mà thay vào đó là nhấn mạnh kết quả. 

Xem thêm:

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện: ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử: chiến thắng sông Bạch Đằng

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK