Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Giữ Lấy Màu Xanh Tuần 13 - Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tiếng Việt 5

Tuần 13 - Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (SGK trang 130, Tiếng Việt 5): Chọn làm một trong hai bài tập sau:

a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác- xim Go-rơ-ki vừa học tuần trước và trả lời câu hỏi:

- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả trong từng câu.

+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?

- Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?

b) Đoạn văn sau tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của bạn Thắng?

Chú bé vùng biển

     Thằng thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân "phệ" nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.

Theo TRẦN VÂN

Gợi ý:

a)

  • Đoạn 1: tả mái tóc của người bà, gồm 3 câu:
    • Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc.
    • Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ.
    • Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải, từng động tác một.
  • Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau, những chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
    • Đoạn 2: tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà, gồm 4 câu:
      • Câu 1: tả đặc điểm chung.
      • Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé.
      • Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười và tình cảm ẩn chứa trong đó.
      • Câu 4: tả khuôn mặt của bà.
  • Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, làm hiện rõ ngoại hình và cả tính cách của bà: dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,...

b) 

  • Đoạn văn gồm 7 câu:
    • Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng trong thời điểm được miêu tả đang làm gì.
    • Câu 2: Tả chiều cao
    • Câu 3: Tả nước da
    • Câu 4: Tả thân hình
    • Câu 5: Tả cặp mắt
    • Câu 6: Tả cái miệng
    • Câu 7: Tả cái trán dô bướng bỉnh
  • Tất cả các đặc điểm được miêu tả quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, làm hiện lên rất rõ cả ngoại hình lẫn tính tình của Thắng, một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội rất giỏi, sức khỏe dẻo dai, thông minh, bướng bỉnh và gan dạ.

Câu 2 (SGK trang 130, Tiếng Việt 5): Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,...).

Gợi ý:

  • Dàn ý: Tả cô giáo
    • Mở bài
      • Cô Lan là cô giáo đã dạy em năm lớp Hai.
      • Tuy không còn học cô nhưng em vẫn được gặp cô mỗi ngày.
    • Thân bài
      • Ngoại hình:
        • Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.
        • Vóc người cao, làn da trắng hồng.
        • Thường mặc những chiếc áo dài sẫm màu.
        • Khuôn mặt tròn, đôi mắt màu hạt dẻ.
        • Mái tóc uốn quăn, dài ngang lưng.
        • Nét mặt vui tươi.
        • Đôi môi đỏ hồng, hay mỉm cười khi chúng em chăm ngoan, học giỏi.
        • Hàm răng trắng nõn đều đặn.
      • Tính tình, hoạt động:
        • Giọng nói ấm áp, có sức thuyết phục.
        • Cô giảng bài dễ hiểu.
        • Nét chữ nghiêng nghiêng, thanh thoát trên bảng.
        • Ân cần chăm sóc học sinh.
        • Quan tâm đến học sinh nghèo.
        • Nhã nhặn với phụ huynh.
        • Gần gũi với đồng nghiệp.
        • Tận tụy với nghề.
        • Yêu mến trẻ thơ.
        • Sẵn lòng giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
    • Kết bài
      • Em rất biết ơn và ghi nhớ những bài giảng ý nghĩa của cô.
      • Em xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập tả người, các em cần nắm được:
    • Biết lập dàn ý bài văn miêu tả một người mà em thường gặp.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK