Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Quê hương Phân tích bài thơ Quê hương - Ngữ văn 8

Phân tích bài thơ Quê hương - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề tài về Quê hương luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ Việt Nam và Tế Hanh cũng nằm trong số đó, trong bài viết này các bạn hãy cùng với đi vào phân tích bài thơ Quê hương ngay nhé!

phân tích bài thơ quê hương


A. Đề bài: Em hãy lập dàn ý khái quát rồi sau đó phân tích bài thơ Quê hương lớp 8

B. Bài làm 

I. Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương Ngữ văn 8

1. Mở bài

- Tác giả, tác phẩm: Tế Hanh là ai? Tác phẩm "Quê hương"

- Tác phẩm nói về gì? "Quê hương" thể hiện tình yêu quê hương sâu đậm của một người con xa quê.

2. Thân bài

a) Luận điểm 1: Bức tranh làng quê miền biển cùng cảnh lao động của người dân làng chài

- Bức tranh làng quê miền biển

- Cảnh lao động của người dân làng chài

b) Luận điểm 2: Nỗi nhớ của tác giả với quê hương của mình

c) Nghệ thuật sử dụng trong bài thơ

- Thể thơ: tám chữ, phóng khoáng, thích hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị và tự nhiên của tác giả

- Biện pháp nghệ thuật: liên tưởng, so sánh, nhân hóa

- Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng

3. Kết bài

- Giá trị của tác giả, tác phẩm

- Đánh giá tác phẩm

II. Văn mẫu phân tích bài thơ Quê hương lớp 8

Thơ Tế Hanh mang hơi thở nồng nàn của vị nước, vị đất nơi biển cả hoặc cũng có thể là hơi thở của dòng sông mang đầy nắng trưa với tình yêu quê hương sâu sắc. Bài thơ "Quê hương" là kỉ niệm thời niên thiếu của tác giả, tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hướng viết về quê hương của ông. Đọc bài thơ ta có thể thấy được Tế Hanh đã đặt trong đó bao nhiêu lòng yêu mến thiên nhiên, con người ở quê hương của ông.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Thể thơ tám chữ được tác giả sử dụng theo cách phối hợp giữa gieo vần liên tiếp và vần ôm tạo nên nhịp sống hối hả của một làng chài bên biển.

Trong mỗi người con Việt Nam, quê hương là mái đình, gốc đa, giếng nước hay là bữa cơm canh rau muống dầm tương giản dị mà chất chứa tình thương. Còn riêng với nhà thơ Tế Hanh, quê hương làng chài không còn là sự yên tĩnh, tĩnh lặng nữa mà thay vào đó là sự sinh động của làng chài được bao quanh bởi nước. Ánh sáng nơi đây cũng ngập trở nên ngập tràn hơn qua các từ như "trời trong", "gió nhẹ", "sớm mai hồng", người đọc như thấy trước mắt mình một khoảng không gian trải dài ra xa và cao hơn. Một bức tranh sớm mai ở làng chài được hiện ra.

"Sớm mai hồng" là báo hiệu cho một buổi bình minh đang đến, một ngày mới bắt đầu và còn là một ngày mới thích hợp đến với những con người trên thuyền ra khơi. Thì ở những câu thơ tiếp theo ta thấy một tinh thần "nhẹ hăng, con tuấn mã, phăng mái chèo" ở những con người khi bình minh đến. Tế Hanh đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh về con người làng chài, những chiếc thuyết lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống được bắt đầu.

Tác giả sử dụng phép so sánh con thuyền như con tuấn mã tạo nên cho câu thơ mạnh mẽ hơn, niềm vui phấn khởi của người dân làng chài cũng được thể hiện ra. Động từ như "hăng", "phăng", "vượt" cũng đủ để ta thấy được sức sống tràn trề, nhiệt huyết để vượt sóng, vượt gió. Và cuối cùng con thuyền đã căng buồm ra khơi, khí thế hiên ngang, hùng tráng báo hiệu cho một chuyến đi thuận lợi, suôn sẻ.

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

Cảnh buồm trăng chẳng phải là một hình ảnh xa lạ, nó quen thuộc hơn bao giờ hết, vậy mà nay được Tế Hanh nhân hóa thành một sự lớn lao và thiên nhiên hơn. Đúng như dự đoán ở khổ thơ trước, những cánh buồm đó thâu gió, vượt khơi, vượt biển để mang về thùng hàng đầy cá, một tương lai tốt đẹp đang hiện ra. Điều mà người đọc nhận thấy ở những câu thơ trên có lẽ chính là sự cảm nhận được trong "cánh buồm giương to" đó đang mang linh hồn của chính quê hương mình. "Cánh buồm hiện lên trong bài có chút gì đó mơ mộng nhưng vẫn có dấp dáng sự hoàng tráng, nó vẽ lên chính xác hình thể và gợi lên được linh hồn của sự vật. Phép so sánh đó đã gợi ra vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao, đồng thời cũng thể hiện cái sự tinh tế của nhà thơ. Dấu "ba chấm" ở cuối đoạn tạo cho người đọc một cái gì đó mênh mông, vô cùng, vô tận, hình ảnh con người trên chiếc thuyền đó không nhỏ nhoi hay đơn độc mà là sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của mình.

"Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng."

Các tính từ như "ồn ào", "tấp nập" thể hiện không khí đông vui, hối hả, sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Tế Hanh dẫn dắt người đọc đi từ không gian này đến không gian khác, người đọc cảm giác như được hòa mình, sống trong cái không khí đón đoàn thuyền cá đầy ghe trở về. Cảm xúc để diễn tả như thế nào đây? Đâu thể nào gói gọn trong các từ sung sướng, hạnh phúc, hay là tự hào, cảm xúc đó chẳng thể nào mà diễn tả cho nỗi. Nhưng trên cả là người đọc giống như được có một đôi tai để lắng nghe thấy lời cảm tác của chân thành khi đất trời cho sóng yên, biển lặng để người dân nơi đây có thể trở về an toàn. Tác giả còn vẽ ra trước mắt người đọc những giây phút lao động không mệt mỏi của người dân làng chài để nhận được thành quả là những cái ghe đầy cá.

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

Sau một khoảng thời gian lao động miệt mài trên biển, cả chiếc thuyền và con người đều trở về bến đỗ của riêng mình để nghỉ ngơi. Lối tả thực "làn da ngăm rám nắng" để lại cho ta dấu ấn hết sức sâu đậm, theo ngay sau đó là một thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm nhuần hơi thở và hương vị của biển cả. Linh hồn và tầm vọc của con người biển cả là cái độc đáo mà nhà thơ đã tạo ra. Không những vậy tác giả còn thấy được ở con thuyền đó không chỉ là "nằm im" mà còn là sự "mệt mỏi" giống như một con người, nó còn có thể lắng nghe được chất muối của đại dương bao la kia đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Vì vậy mà người đọc thấy con thuyền này có hồn hơn. Phải công nhận một điều rằng nếu không phải là một người con làng chài thì chẳng thể viết nên những câu thơ ý nghĩa như vậy. Tế Hanh đã hòa mình vào không gian, thời gian, con người, đồ vật nơi quê hương của mình để hiểu, để biết và để cảm nhận.

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"

Tự hỏi nếu không có những câu thơ này thì liệu chúng ta có biết nhà thơ đang xa quê không? Ở đây xin dùng từ "nể phục" đến Tế Hanh, được biết khi viết bài thơ này ông dùng những cảm nhận, trí nhớ khi còn là một chàng trai thanh niên của mình để viết ra, một người con xa quê mà có thể viết ra những câu thơ dạt dào, tình cảm, chân thật giống như đang sống trong lòng cái xã hội ấy vậy. Quê hương vốn dĩ không hề mất đi trong Tế Hanh, nó luôn nằm trong tiềm thức của ông, trong suy nghĩ, cảm xúc quê hương luôn hiện hình. Qua những câu thơ của Tế Hanh ta thấy quê hương hiện lên gần gũi hơn bao giờ hết.

Đọc thơ Tế Hanh ta chẳng có lấy một tư tưởng chán đời, thoát li thực tại hay là cái tôi lên ngôi giống với các nhà thơ cùng thời. Mang trong mình tâm hồn thơ bình dị, nhà thơ Tế Hanh hòa hồn mình trước hết với "cánh buồm", với nhân dân và lớn hơn là với dân tộc. Bài thơ thể hiện những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất, mang trong đó âm điệu khỏe khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc thơ cảm giác hứng khởi. Có thể nhận định hồn thơ "rất Tế Hanh" trong bài thơ Quê hương rất độc.

Xem thêm >>> Cảm nghĩ về Những câu hát về tình yêu Quê hương 

Trên đây là dàn ý, phân tích bài thơ Quê hương Ngữ văn 8 muốn gửi đến các bạn, mong rằng không chỉ những phân tích thông thường mà còn là những phân tích nghệ thuật bài Quê hương sẽ giúp ích cho bạn học. Thấy bài viết hữu ích đừng quên like và share nhé <3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK