Câu 1: Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?
- Gợi ý: Em xem lại hai mẩu tin để biết người nhắn (chị Nga với bạn Hà). Nhắn tin bằng cách viết vào một tờ giấy dùng đế nhắn tin (Loại giấy ở trong bài đọc là loại giấy có bán ở trên thị trường).
Câu 2: Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
- Gợi ý; Em suy nghĩ để tìm xem lí do mà chị Nga và Hà phải nhắn tin.
+ Với chị Nga: Em đọc nội dung nhắn tin sẽ đoán được thời điểm mà chị Nga nhắn tin có thể: “Linh đang .................................... chị Nga không
tiện đánh thức Linh dậy.
+ Với bạn Hà: Em đọc nội dung nhắn tin sẽ đoán được lí do vì sao Hà phải nhắn tin. (Hà đến nhà Linh nhưng không gặp nên nhắn tin để lại trên giấy).
Câu 3: Chị Nga nhắn Linh những gì?
- Gợi ý: Em đọc thầm lại tin nhắn của chị Nga em sẽ biết được những nội dung mà chị Nga nhắn tin cho Linh.
Câu 4: Hà nhắn Linh những gì?
- Gợi ý: Em đọc tin nhắn Hà sẽ nắm dược những nội dung mà Hà nhắn cho Linh.
Câu 5: Tập viết nhắn tin:
Bố mẹ đi làm. Chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học. Hãy viết mấy dòng nhắn lại cho chị biết: em cho cô Phúc mượn xe đạp.
- Gợi ý: “Chị yêu! Không đợi được chị, em phải đi học đây. Em có cho cô Phúc mượn xe đạp".
Hoặc: “Chị ơi, cô Phúc có việc cần em đã cho cô mượn xe đạp. Em đi học đây”.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK