1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
a. Sắp xếp lại các thứ tự các việc phải làm khi gọi điện :
- Tìm số máy của bạn trong sổ.
- Nhấc ống nghe lên.
- Nhấn số.
b. Em hiểu tín hiệu sau nói điều gì ?
- “Tút” ngắn liên tục : máy đang bận.
- “Tút” dài, ngắt quãng : đang chờ người nhấc máy.
c. Nếu bố (mẹ) của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào ?
Chào bố (mẹ) của bạn, giới thiệu tên, mối quan hệ với người muốn nói chuyện.
2. Viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung sau :
a. Bạn em gọi điện cho em, rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm. Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi.
Hà gọi cho Lan:
- A lô ! Lan à ? Tớ là Hà đây. Minh đang ốm nặng lắm, chiều nay chúng mình tới thăm bạn ấy đi.
- Tớ sẽ đi. Chiều nay đúng 4 giờ chiều cậu qua nhà tớ rồi chúng mình cùng đi thăm bạn ấy nhé !
b. Em đang học bài, bỗng bạn em gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối (không đồng ý) vì còn bận học.
Hà gọi cho Lan :
- Lan đúng không ? Chiều nay cung văn hóa có buổi biểu diễn xiếc hấp dẫn lắm. Chúng mình cùng tới xem đi.
- Tớ không đi được Hà ạ. Chiều nay tớ phải ở nhà làm nốt bài tập cô giao rồi. Hẹn cậu dịp khác nhé.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK