1. Viết các từ ngữ chứa tiếng có vần "ai” hoặc “ay”:
Mẫu: cái tai, chân tay.
a. Vần ai: lái tàu, cái đài, đài hoa, hoa mai, cài khuy áo, con nai, sai sót, phai màu, lai vãng, chai lọ, số hai, sơ sài, cai nghiện, bài vở, miệt mài, dài ngắn, thái dương v.v...
b. Vần ay: cái khay, say rượu, lay động, may mắn, máy bay, chạy nhảy, ăn chay, day dứt, cày ruộng, đáy sông, trảy lá, ngay thẳng v.v...
2. Ghi các từ ngữ bắt đầu bằng “s”, "x" thanh hỏi, thanh ngã.
a. Bắt đầu bằng:
- "s”: sâu sắc, sáng ngời, sung sướng, siêng năng, sôi sục, song sắt, sắc bén, sương sớm...
- "x": xinh xắn, xuân, xương, xưa, xem, xúm xít, xum xuê, xúy xóa, xúng xính.
b. Có thanh hỏi:
phản lực, điều khoản, điều khiển, mặc cả, mặc cảm, phát biểu, nhạc trưởng, tằm nhả tơ...
- Có thanh ngã:
mâu thuẫn, mẫu mã, mẫu mực, mẫu biểu,nhập ngũ, sợ hãi, trễ phép, vững bền, vững chãi..
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK