1. Điền “ia” hoặc “ya” vào chỗ trống.
1-1. Gợi ý:
Để điền “ia” hoặc “ya” vào chỗ trống em cần nhớ lại luật viết chính tiếng Việt quy định: nguyên âm đôi “iê” khi là vần của một âm tiết, nếu đằng sau “iê” không có âm cuối thì “iê” được viết là “ia”, trước “yê" âm đệm “u” và sau “yê” không có âm cuối thì viết “ya”.
1-2. Thực hành
Em điền vào chỗ trống theo luật nêu trên như sau:
* tia nắng, đêm khuya, cây mía.
2. Ghi vào chỗ trống từ chứa tiếng có âm đầu "l” hoặc “n”.
2-1. Gợi ý
Đây là loại bài tập dành cho học sinh khu vực phía Bắc - nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ, do không phân biệt hoặc phát âm thường hay lẫn lộn "l” với "n”.
2-2. Thực hành
a. Em có thể thực hiện như sau:
- Chỉ vật đội trân đầu để che mưa nắng: nón.
- Chỉ con vật kêu ủn ỉn: lợn.
- Trái nghĩa với "già”: non.
b. Ghi vào chỗ trổng từ chứa tiếng có vần "en” hoặc “eng”.
- Chỉ đồ dùng để xúc đất: cái xẻng.
- Chỉ vật dùng để chiếu sáng: đèn.
- Trái nghĩa với "chê”: khen.
- Cùng nghĩa với "xấu hổ” (mắc cỡ): thẹn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK