Bài 5 (trang 136 SGK Hóa 12 nâng cao)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Bài 5 (trang 136 sgk Hóa 12 nâng cao): Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.

a.Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.

b.Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong.

Hãy cho biết:

-Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.

-Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.

Hướng dẫn giải

a. Sn, Zn cách li Fe với môi trường nên bảo vệ được Fe.

b.Nêu bề mặt bị sây sát khi để trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

*Với cặp Fe - Sn: ăn mòn theo vết sây sát vào sâu bên trong

Cực âm là Fe:Fe → Fe2+ + 2e sau đó Fe2+ → Fe3+ + e

Cực dương là Sn: 2H2O + 2e → 2 OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Fe3+ + 3 OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2. Fe(OH)3 → Fe203.nH2O (Gỉ sắt)

*Với cặp Fe - Zn: ăn mòn từ bên ngoài

Cực âm là Zn: Zn → Zn2+ + 2e

Cực âm là Fe: 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Kết quả là Zn bị ăn mòn.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK