1. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông:
- Tự sự: trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,...
- Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, nguyên nhân, kết quả của sự vật, hiện tượng, vấn đề...nhằm giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn với đối tượng được thuyết minh.
- Nghị luận: trình bày tư tưởng quan điểm, nhận xét, đánh giá,... đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.
Ngoài ra còn có các loại văn bản khác: văn bản báo chí, văn bản hành chính,văn bản tổng kết, bản tin,...
2. Để viết được một văn bản, cần thực hiện:
- Tìm hiểu đề, xác định được yêu cầu bài viết.
- Tìm và chọn ý cho bài văn.
- Lập dàn ý.
- Viết văn bản theo dàn ý đã xác định.
- Đọc lại và hoàn chỉnh bài viết.
3. Ôn tập về văn nghị luận
a. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường:
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghị luận xã hội).
- Nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích.
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
* Điểm chung:
+ Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét đánh giá... đối với các vấn đề nghị luận.
+ Đều sử dụng các yếu tố lập luận có tính thuyết phục.
* Điểm khác biệt:
+ Đối với đề bài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, sâu sắc,...
+ Đối với đề bài nghị luận văn học: người viết cần phải nắm chắc kiến thức văn học, cảm thụ tác phẩm,...
b. Lập luận trong văn nghị luận
- Lập luận gồm: Luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng để soi sáng cho luận điểm. Phương pháp lập luận là cách xây dựng, sắp xếp luận cứ theo một hệ thống khoa học, chặt chẽ để làm sáng tỏ luận điểm.
- Yêu cầu cơ bản và các xác định luận cứ cho luận điểm: Luận cứ phải tiêu biểu, chính xác, đầy đủ và được sắp xếp, phân tích, lí giải hợp lí, thuyết phục.
- Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ.
- Khi lập luận cần tránh:
+ Luận điểm không rõ ràng, chính xác.
+ Luận cứ không đầy đủ, không tiêu biểu.
+ Cách lập luận thiếu thuyết phục...
c. Bố cục của bài văn nghị luận
- Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe).
+ Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài, hướng người đọc vào đề tài một cách tự nhiên, gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
+ Cách mở bài: có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thân bài: là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các lập luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp.
+ Các nội dung của phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ chặt chẽ, logic.
+ Giữa các đoạn trong phần thân bài phải có sự chuyển ý để đảm bảo tính liên kết giữa các ý, các đoạn.
c. Kết bài có vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những vấn đề nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
d. Diễn đạt trong văn nghị luận
- Yêu cầu:
+ Chặt chẽ, thuyết phục cả về lí trí và tình cảm.
+ Cách dùng từ, viết câu chính xác, linh hoạt.
+ Giọng văn sinh động thích hợp với nội dung biểu đạt.
1. Đề bài
Đề 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
* Xô - cơ - rát sẽ nói với người khách: “Nếu câu chuyện của anh muốn kể không đúng sự thật, cũng không tốt đẹp, thậm chí chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh phải kể”.
* Nội dung của câu chuyện là phê phán hiện tượng có người chuyên đi nói xấu người khác. Truyện cũng đồng thời ca ngợi sự thông minh, hóm hỉnh, đạo đức của Xô - cơ – rát. - Câu chuyện là một bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí và lối sống đúng đắn.
- Bài học rút ra cho bản thân: Phải đảm bảo tính chân thực, tốt đẹp, có ích của sự vật được nghe, được kể.
Đề 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): tự chọn và phân tích một đoạn thơ mà mình yêu thích nhất trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Yêu cầu luyện tập
a, Tìm hiểu đề
* Hai đề bài trên thuộc kiểu bài nghị luận:
- Đề bài 1 thuộc dạng đề nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
- Đề bài 2 thuộc dạng đề nghị luận văn học phân tích một đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
* Những thao tác lập luận cần sử dụng:
- Đề 1: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): thao tác phân tích kết hợp với bình luận
- Đề 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): thao thác phân tích kết hợp với các thao thác chứng minh, giải thích, so sánh, bình luân để đánh giá những tư tưởng của đoạn thơ.
* Những luận điểm dự kiến:
- Đề 1: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
+ Mục đích của ba câu hỏi mà Xô - cơ - rát đưa ra.
+ Rút ra kết luận về câu nói cuối cùng của nhà triết học Xô - cơ - rát: ông có thể sẽ nói điều gì?
+ Bình luận và rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện trên.
- Đề 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
+ Giá trị nội dung của đoạn thơ.
+ Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
b, Lập dàn ý
* Đề 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
- Mở bài: Giới thiệu và trích dẫn câu chuyện.
- Thân bài:
+ Mục đích của ba câu hỏi mà Xô - cơ - rát đã đưa ra: tìm hiểu tính chất câu chuyện sắp xảy ra (Có đúng không? Có tốt không? Và có ích không?).
+ Rút ra kết luận về câu nói cuối truyện của nhà triết học: ông có thể đã nói nói với người khách: “Nếu câu chuyện của anh muốn kể không đúng sự thật, cũng không tốt đẹp, thậm chí chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh phải kể”.
+ Bình luận và rút ra bài học cho bản thân:
Nội dung của câu chuyện là phê phán hiện tượng có người chuyên đi nói xấu người khác. Truyện cũng đồng thời ca ngợi sự thông minh, hóm hỉnh, đạo đức của Xô - cơ - rát. Câu chuyện là một bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí và lối sống đúng đắn.
Bài học rút ra cho bản thân: Phải đảm bảo tính chân thực, tốt đẹp, có ích của sự vật được nghe, được kể.
- Kết bài: Khẳng định lại tính có ích của câu chuyện và khái quát bài học rút ra được.
* Để 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
- Mở bài: Giới thiệu đoạn trích và nội dung đoạn trích.
- Thân bài:
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí đoạn trích.
+ Phân tích những giá trị về nội dung tư tưởng.
+ Phân tích những giá trị nghệ thuật của đoạn trích.
+ Ý nghĩa đoạn thơ: đoạn thơ đã góp phần thể hiện giá trị tác phẩm như thế nào?
- Kết bài: Khẳng định giá trị đoạn thơ cũng như bài thơ.
c, Tập viết mở bài
Gợi ý
- Đề 1: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): (trích dẫn câu chuyện)
Xô - cơ - rát đã nói gì với người khách của mình? Nhà triết gia nổi tiếng ấy đã cho chúng ta bài học bổ ích gì trong cuộc sống?
- Đề 2: (trang 183 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Nguyễn Khoa Điềm là một gương mặt biểu của lớp nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ. Nét độc đáo trong phong cách thơ của nhà văn là có nhiều tìm tòi, khám phá những ý tưởng sâu sắc về nhân dân đất nước. Điều ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Đất Nước và trong đoạn trích...
d. Tự chọn một ý trong dàn ý để viết thành một đoạn văn.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK