Soạn bài Ông già và biển cả lớp 12 - Hê - minh - uê
Tác phẩm Ông già và biển cả là một tác phẩm nổi tiếng nước ngoài. Tác phẩm được ra mắt bạn đọc hai năm trước khi nhà văn được giải Nô - ben văn học, là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn Ông già và biển cả!
Ô-nit Hê-minh-uê (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Đại chiến II. Ông nổi tiếng với những tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vủ khí fl925), Chuông nguyện hồn ai (1940), với tập truyện ngắn đầu tay Trong thời đại chúng ta (1925),...
Năm 1954, Hê-minh-uê được vinh dự nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học.
Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc hai năm trước khi nhà văn được giải Nô - ben văn học, là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê. Đó chính là nguyên lí “tảng băng trôi” trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hê-minh-uê.
* Đọc văn bản Văn bản khá dài (7 trang), cần đọc một lần liền mạch đế có cảm nhận chung về cuộc săn đuổi và bắt con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a- gô trên biển cả. Saú đó đọc kĩ những đoạn văn cần thiết trong quá trình săn đuổi đó như cảnh ông lão phóng lao vào tim con cá, con cá chết như thê nào và việc ông lão đưa con cá vào bờ,... (Chú ý cách kể, cách miêu tả của tác giả và những lời độc thoại nội tâm của ông lão).
1. Hình ảnh con cá lặp đi lặp lại.
Kể về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm, tác giả đã miêu tả cụ thể và kĩ lưỡng những vòng lượn của con cá kiếm, không phải chỉ một lần, mà được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn thành một ấn tượng khá đậm nét, giúp người đọc nhận ra được những đặc điểm về cuộc đấu đó:
- Trước hết, những vòng lượn của con cá kiếm diễn ra nhiều lần như vậy cho thấy đây là một cuộc đấu vô cùng gay go, gian khổ, căng thẳng giữa hai địch thủ: ông lão đánh cá và con cá kiếm. Vòng lượn của con cá càng nhiều, càng thay đổi, càng chứng tỏ sự chống cự quyết liệt của con cá, đồng thời cũng nói lên sự thay đổi trong cách săn đuổi, trong chiến thuật của ông lão đánh cá.
- Sự lặp lại những vòng lượn gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề, kiên cường và dũng cảm: chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần tới đích vẽ lên qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá (phân tích qua đoạn văn).
- Mặt khác, nếu suy nghĩ sâu hơn, có thể thấy những vòng lượn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá cố gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ: nó cũng dũng cảm kiên cường, không kém gì đối thủ của nó (phân tích qua đoạn văn).
- Những vòng lượn này là một phần biểu hiện sự cảm nhận của ông lão về con cá tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác - song vẫn chỉ là gián tiếp: Xan-ti-a-gô chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn.
Xem thêm:
2. Cảm nhận về con cá
a) Như trên đã nói, cảm nhận của ông lão về con cá kiếm tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác (mắt nhìn vòng lượn của cá và tay kéo sợi dây điều khiển cá). Ban đầu vẫn chỉ là gián tiếp nhưng cảm nhận ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn (đặc biệt từ: Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá ).
b) Những cảm nhận đó gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể:
- Từ xa đến gần:
+ “Vòng tròn rất lớn”, lão nói: “Những con cá đã quay tròn”
+ “Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy” có thể biết con cá đang liên tục ngoi lên trong lúc bơi.
+ Sau đó, lão nom thấy cái đuôi nhô khỏi mặt nước lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng; thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên thân hình nó; cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng. Và lão có thế nhìn thây mắt con cá.
Nhà văn đã miêu tả diễn biến đúng như sự việc xảy ra trong cuộc săn đuổi con cá: trước một con cá lớn như vậy, người ngư phủ thoạt tiên chỉ nhìn thấy từng bộ phận, ông chỉ tấn công được vào từng bộ phận, trước khi nó xuất hiện toàn thế trước mắt ông. Cảm nhận qua xúc giác vần có phần gián tiếp (qua sợi dây, qua mũi lao) song rất mãnh liệt và có thế nói là ngày càng đau đớn.
Qua những lời trò chuyện của ông lão với con cá kiếm (dĩ nhiên không phải là đối thoại trực tiếp mà là độc thoại nội tâm của nhân vật), ta thấy ông có một cảm nhận khác lạ về đối tượng mà mình đang săn đuổi:
- Không chi bằng động tác mà tấn công cả bằng trái tim: sự cảm thông.
- Không chỉ như quan hệ giữa người đi săn và con mồi.
- Chính mối tình cảm ấy, lối biểu hiện ấy đã biến con cá thành “nhân vật”. Đành rằng, cuối cùng ông lão cũng phải chinh phục được con cá (trong truyện là đâm chết nó), nhưng trước một đối tượng như con cá kiếm ở đây, ta thấy ông lão có sự cảm thông, trân trọng: “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”. (Anh (chị) tìm thêm những lời trò chuyện khác của ông lão về mốì liên hệ đó).
3. Con cá trước và sau khi gặp ông lão
a) Hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó thật khác nhau: - Trước khi ông lão chiếm được nó, ngay cả khi nó bị ngọn lao phóng vào tim, hình ảnh cuối cùng cüa con cá vẫn là một hình ảnh đẹp đè: “Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khống lồ, vê đẹp và sức lực.
b) Sự khác nhau trên đây hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc:
- Do vẻ đẹp, sự cao quý cùa con cá kiếm, do thái độ, quan hệ giừa người đi săn và con mồi, nên đôi tượng bị săn đuổi ở đây hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn hơn, trừu tượng hơn: nó không còn là một con cá cụ thể, một con mồi săn được, mà là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời.
- Sự khác biệt giừa hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiêm được nó có thế gợi cho ta suy nghĩ: phải chăng đó là sự chuyên biến từ hình ảnh ước mo' sang hiện thực - nó không còn xa vời, khó nắm bắt, và cùng chính vì thế, nó không còn đẹp đè, huy hoàng như trước nừa.
4. Luyện tập
- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có lời trò chuyện của ông lão với con cá kiếm (theo hình thức độc thoại của nhân vật). Đây là loại ngôn từ trực tiếp của nhân vật (Nêu và phân tích một số lời tiêu biểu).
- Hình thức ngôn từ đó đã nói lên một quan hệ khác thường giữa người đi săn và vật bị săn đuổi (Người phát ngôn ở đây hướng; tới ai? Thái độ như thế nào?).
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ cách soạn văn bài Ông già và biển cả, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK