Soạn bài rèn luyện kĩ năng mở bài ,kết bài

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I,Viết phần mở bài

Câu 1:Tìm hiểu các phần mở bài sau đây và cho biết phần mở bài nào phù hợp với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận.Giải thích vắn tắt lí do lựa chọn của anh(chị).

    Trong ba phần mở bài đã cho, mở bài (2) và mở bài (3) có thể xem là phù hợp với yêu cầu trình bày đề tài. Nhìn chung, hai phần mở bài này đều thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài, hướng người đọc (người nghe) vào đề tài khá tự nhiên và hướng sự chú ý tới vấn đề được trình bày trong văn bản.

    Riêng phần mở bài (1) còn có những thông tin thừa lại không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết, khởi sự từ những phạm vi quá rộng so với đề tài cụ thể cần trình bày.

Câu 2:Đọc các mở bài sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới 

a,Xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận 

b,Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài trên 

c,Theo anh(chị) ,phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?

 

    a. Đề tài được triển khai trong văn bản

    Ví dụ 1: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và là một nước tự do độc lập.

    Ví dụ 2: Về bài Tống biệt hành của Thâm Tâm.

    Ví dụ 3. Về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
 

   b.Phần tích tính hấp dẫn của các mở bài trên

   Ví dụ 1: Nêu vấn đề bằng cách dẫn lời những bản Tuyên ngôn nổi tiếng đã có làm tiền đề.

  Ví dụ 2: Nêu vấn đề bằng cách song song đối chiếu đối tượng nghị luận trong văn bản (bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm) với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm giống nhau nào đó nổi bật (theo quan niệm của người viết để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày).

   Ví dụ 3: Nêu vấn đề bằng cách song song, liên tưởng vấn đề cần trình bày với một số các đối tượng khác có đặc điểm giống nhau nhưng chủ yếu là nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng nghị luận để từ đó gợi hứng thú cho người đọc, phạm vi đề tài được giới thiệu rõ ràng.

    c.Theo tôi, mở bài cần thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác về đề tài, gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề sẽ trình bày.

II,Viết phần kết bài 

Câu 1 :Tìm hiểu các phần kết bài sau đây và cho biết phần kết bài nào phù hợp hơn với vấn đề nghị luận .Giải thích vắn tắt lí do lựa chọn của anh(chị).

    - Trong hai phần kết bài đã cho, kết bài (2) có thể xem là phù hợp với yêu cầu trình bày đề tài. Kết bài (1) có phạm vi nội dung quá rộng so với yêu cầu của đề tài. Kết bài này cũng không chốt lại được vấn đề hoặc tóm tắt lại những nội dung đã trình bày mà không đánh giá; khái quát được ý nghĩa của vấn đề. Cuối cùng, kết bài này không có những phương tiện liên kết giữa nó với các phần đã trình bày trước đó của bài văn và cũng không có yếu tố  hình thức cho thấy việc trình bày văn bản đã xong.

    -Phần kết bài (2) có những nhận định, đánh giá được ý nghĩa của đề tài gợi liên tưởng sâu sắc và phong phú đồng thời cũng có những phương tiện liên kết giữa nó với các phần trước của văn bản, đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày đề tài.

Câu 2:Những kết bài sau đây đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào ?Tại sao?

    Ví dụ 1: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”: Nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày.

   -Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”: Liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề.

   Ví dụ 2: Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này: Khẳng định lại nhận định trước phần kết.

       Hơn thế nữa ,dấu ấn của phố huyện ấy luôn khảm trong ta bằng quyền năng kì lạ .Bây giờ và mãi sau này ,mỗi khi đứng trước phố huyện nào thì câu chuyện của Thạch Lam dễ sống dậy trong ta ,bằng ánh sáng đẹp ,diệu kì. Liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát.

   Trong cả 2 ví dụ trên đều có các phương tiện liên kết để cho thấy mối  quan hệ giữa kết bài với các phần trước đó, và dùng những dấu hiệu đánh dấu việc trình bày đề tài đã xong: Vì những lẽ trên... Hơn thế nữa... Bây giờ và mãi sau này...

Câu 3:Từ những nội dung đã tìm hiểu ở câu 1 và 2 ,theo anh (chị) phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?Chọn phương án trả lời đúng nhất ?

     Phương án trả lời đầy đủ và chính xác nhất là phương án C

    Lưu ý là người viết cũng có thể liên hệ thực tế phát biểu suy nghĩ riêng của mình có liên quan trực tiếp với đề tài đã trình bày.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK