Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành Dàn ý Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu

Dàn ý Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Hướng dẫn giải

- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, với nhiều tác phẩm đặc sắc.

- Rừng xà nu là khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

- Một trong những nhân vật mang đậm chất sử thi là cụ Mết.

- Ngoại hình:

    + Quắc thước: “râu dài đến ngực mà vẫn đen bóng”, “vết sẹo ở má phải láng bóng”, cụ là người đã trải qua nhiều thăng trầm

    + “bàn tay nặng trịch như kìm sắt”, “ngực căng như một cây xà nu lớn”, ...mang dáng dấp của anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.

- Cụ là người quắc thước và nghiêm nghị:

    + Giọng nói “ồ ồ dội vang trong lồng ngực ”: vừa thể hiện sức mạnh thể chất vừa thể hiện sức mạnh quyền uy của người chỉ huy.

    + Mỗi câu nói như một chân lí “không có gì mạnh bằng cây xà nu trên đất ta”, “cán bộ là Đảng, Đản còn, núi nước này còn”, “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.

- Cụ Mết có tình yêu quê hương sâu sắc

    + Dẫn Tnú ra máng nước đầu làng gội rửa, để nhắc nhở những ai đi xa nhớ về ngườn cội, quê hương.

    + Tự hào về tất cả mọi thứ trên quê hương: “Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất rừng núi này”.

    + Vì muốn bảo vệ quê hương nên luôn tìm hướng đi đúng đắn cho buôn làng: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”.

- Là người giàu tình yêu tình yêu thương:

    + Hết lòng thương yêu và tin tưởng Tnú – chàng trai trẻ có số phận bi tráng: nồng hậu đón Tnú trở về, xót thương khi nhìn những ngón tay còn hai đốt của Tnú, luôn động viên anh: “Ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được”

    + Xúc động khi kể lại cho dân làng nghe câu chuyện của Tnú, cụ “vụng về trở bàn tay lau một giọt nước mắt”

    + Nhận được muối, dù ít ỏi cụ vẫn chia đều cho mọi người trong buôn làng.

- Cụ Mết là người biết nhìn xa trông rộng: dự trữ lương thực đủ ăn để đánh giặc, biết rõ được sức mạnh chưa đủ khi chưa có vũ khí nên không liều mạng xông ra cứu Tnú,...

- Cụ chính là người chỉ đường dẫn lối. Là chỗ dựa tinh thần cho dân làng.

- Nhận xét: Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên, mang dáng vẻ của người anh hùng với sức mạnh phi thường trong sử thi.

- Nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh cụ Mết.

- Khái quát nghệ thuật: với kết cấu truyện lồng trong truyện, đầu cuối tương ứng đặc sắc, ngôn ngữ đậm chất sử thi, nhưng cũng mộc mạc giản dị, xây dựng hình tượng, ...

- Thông qua câu chuyện của dân làng Xô Man, tác giả đã đặt ra vấn đề có ý nghĩ lớn lao với dân tộc: Để cho sự sống của đất nước và nhân mãi trường tồn thì không có cách nào hơn là đoàn kết đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK