Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.

a. Gợi ý tìm hiểu đề:

HS đọc truyện ngắn và suy nghĩ về những vấn đề sau:

-   Đặc sắc của kết cấu truyện

-   Sự giống nhau và khác nhau giữa các sự việc (các cảnh) trong truyện. Tác giả kết câu truyện bằng một loạt sự việc bắt người đi xem bóng đá nhằm nói lên điều gì?

-    Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện thể hiện ở những điểm nào?

-   Đặc điểm ngôn ngữ của truyện (Ngôn ngữ người kể chuyện có đặc điểm gì? Ngôn ngữ của các nhân vật có những đặc điểm gì?).

-    Mục đích viết truyện ngắn này của Nguyễn Công Hoan là gì? Từ đó khái quát giá trị hiện thực, ý nghĩa phê phán và giá trị nghệ thuật của truyện

b. Dàn bài tham khảo:

* Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Tinh thần thể dục

*  Thân bài:

Phân tích, chỉ ra điểm chung và nét riêng của các cảnh bắt người đi xem đá bóng...

-   Cảnh anh Mịch nhăn nhó với ông Lí

-   Cảnh bác Phô gái phân trần với ông Lí

-   Cảnh cụ phó Bính xin ông Lí cho thằng Sang đi thay con

-   Cảnh thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị người tuần phát hiện

-   Cuối cùng là cảnh ông Lí cùng tuần áp giải 94 người xếp hàng đi lên huyện. Phân tích mâu thuẫn giữa hình thức và thực chất của cái gọi là "tinh thần thể dục" trong truyện ngắn, từ đó nêu lên nghệ thuật trào phúng của truyện.

*  Kết bài:

Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.

Luyện tập

Bài tập: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

Trả lời:

HS xác định được:

-  Tìm hiểu về:

+ Thế loại bài viết: nghị luận văn học.

+ Nội dung: Đề yêu cầu nghị luận một khía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

Các ý cần triển khai trong bài viết:

-   Mục đích, nội dung truyện ngắn Vi hành.

-   Sáng tạo tình huống nhầm lẫn.

-   Tác dụng của tình huống: tạo tính trào lộng, miêu tả chân dung Khải Định không cần y xuất hiện, từ đó làm rõ bản chất bù nhìn của vị vua An Nam, đồng thời tố cáo cái gọi là "văn minh", "khai hóa" của thực dân Pháp.

Dàn ý tham khảo:

Mở bài: Truyện ngắn "Vi hành" châm biếm, đả kích vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến Khải Định công du sang Pháp dự đấu xảo Pa-ri.

Thân bài:

- Đòn châm biếm, đả kích tập trung vào các mặt:

+ Biến Khải Định thành một tên hề (màu da khác lạ, ăn mặc nhố nhăng).

+ Biến Khải Định thành một kẻ có hành động lén lút đáng ngờ (vi hành vào xóm ăn chơi, vào hiệu cầm đồ, ... ).

+ Biến mật thám Pháp thành những người "phục vụ tận tuỵ" (bám lấy đế giày) với cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn ...

- Cần chú ý đến những từ ngữ, giọng văn tác giả đã sử dụng (qua những đoạn đối thoại của đôi thanh niên Pháp).

Kết bài: Nhận định về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn "Vi hành".


Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK