I. PHÉP LẶP CÚ PHÁP
Bài tập 1
a) Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp:
+ Hai câu bắt đầu từ "Sự thật là..."
+ Hai câu bắt đầu từ "Dân ta...”
- Kết cấu lặp ở 2 câu trước là "Sự thật là... dân ta đã..., chứ không phải...": thành phần phụ C - V1 — "chứ không phải — V2. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau. Kết cấu lặp ở 2 câu sau là: C-V-B-Tr. Trong đó C: Dân ta. V: Đánh đổ B: các xiềng xích... (chế độ quân chủ, Tr: chỉ mục đích (bắt đầu bằng quan hệ từ để, mà).
- Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam.
b) Đoạn thơ có dùng phép lặp cú pháp giữa 2 câu thơ đầu và 3 câu thơ sau. Tác dụng là khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên đất nước.
c) Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ vừa lặp cú pháp. Lặp cú pháp giữa câu 2 và câu 3, giữa câu 4 và câu 5, giữa câu 6 và câu 7, giữa câu 8 và câu 9. Tác dụng là biểu lộ tám trạng sảng khoái, sung sướng của nhà thơ khi hồi tưởng về quê hương. Những hình ảnh quê hương cứ dồn dập, liên tiếp hiện về.
Bài tập 2
a) Ở tục ngữ phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai vế bằng nhau.
b) Ở câu đôi, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi ở mức độ chặt chẽ cao: Số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa phép lặp còn phối hợp với phép đối.
c) Ở thơ luật Đường cũng đòi hỏi ở mức độ chặt chẽ cao: Kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng (bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa đặc biệt là giữa 2 câu thực và 2 câu luận của bài thơ thất ngôn bát cú)
d) Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều này thường tổn tại trong một cặp câu (có thể dài, không cố định về số tiếng).
Bài tập 3
Học sinh tìm trong các văn bản trong Ngữ văn 12 tập 1 từ 3 đến 5 câu văn hoặc thơ có dùng phép lặp cú pháp rồi phân tích tác dụng của việc lặp cú pháp.
II. PHÉP LIỆT KÊ
a) Trong đoạn trích từ Hịch tướng sĩ phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều vế câu liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm 2 vế theo mô hình khái quát:
hoàn cảnh thì giải pháp
Ví dụ: "không có mặc" thì "ta cho áo"
Phép liệt kê phối hợp với phép lặp cú pháp trong đoạn này có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đốì với tướng sĩ.
b) Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C-V-B, phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác thực dân Pháp, chỉ mặt kẻ thù. Cũng cùng mục đích đó là cách tách dòng liên tiếp dồn dập.
III. PHÉP CHÊM XEN
Bài tập 1
- Các bộ phận in đậm (thị suy nghĩ đến bày giờ mới xong, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau, thương thương quá đi thôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam) ở vị trí giữa, cuối câu và sau bộ phận được chú thích. Chúng được chêm xen vào để ghi chú thêm.
- Chúng được tách ra bằng ngữ điệu khi nói hay dọc. Còn khi viết thì đựơc tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu ngang.
- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết.
Bài tập 2
Học sinh tự viết một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Sau đó phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK