Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Luật thơ (tiếp theo) Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất

Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1

So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền ở bài Mặt trăng với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh.:

*Giống nhau:

- Số tiếng: năm tiếng.

- Vần: vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …

- Phéo đối giữa các thanh B-T

*Khác nhau:

Mặt trăng

Sóng

-Gieo vần: độc vần, có tính chất bắt buộc (bên, đen, lên, hèn)

 

 -Ngắt nhịp: chẵn, lẻ linh hoạt: 3/2, 2/3, 1/2/2

- Hài thanh: Tuân thủ niêm, luật, luân phiên luật B-T, niêm B-N, T-T ở tiếng 2,4

- Số câu: hạn định, theo thể loại: tứ tuyệt, bát cú,..

- Gieo vần: theo từng khổ thơ 4 dòng, linh hoạt, có cần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bể, lớn, lên)

-Nhịp tự do: 2/3

 

- Hài thanh tương đối tự do

 

- Số câu: không hạn định

Mặt trăng

Sóng

-Gieo vần: độc vần, có tính chất bắt buộc (bên, đen, lên, hèn)

 

 -Ngắt nhịp: chẵn, lẻ linh hoạt: 3/2, 2/3, 1/2/2

- Hài thanh: Tuân thủ niêm, luật, luân phiên luật B-T, niêm B-N, T-T ở tiếng 2,4

- Số câu: hạn định, theo thể loại: tứ tuyệt, bát cú,..

- Gieo vần: theo từng khổ thơ 4 dòng, linh hoạt, có cần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bể, lớn, lên)

-Nhịp tự do: 2/3

 

- Hài thanh tương đối tự do

 

- Số câu: không hạn định

Bài tập 2:

Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:

* Gieo vần:

- Vần chân cuối các dòng 1,2,4 giống thơ truyền thống: sông, lòng, trong

- Sử dụng vần lưng (lòng- không) để hỗ trợ => sáng tạo

*Ngắt nhịp: Linh hoạt hơn

- Câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2/5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

- Câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp 4/3 của thất ngôn truyền thống;

* Hài thanh: cả luật và niêm đều linh hoạt, không gò bó:

- dòng 1 và 4: B-B-B/ B-B-T

- dòng 2 và 3: T-T-B/ B-T-B

Bài tập 3:

Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu:

- Quả  cau  nho  nhỏ/ miếng  trầu  hôi

Các tiếng 2,4,6,7:

B- T- B- Bv

- Này  của  Xuân  Hương / mới  quệt  rồi

Các tiếng 2,4,6,7:

T- B- T- Bv

- Có   phải  duyên  nhau / thì  thắm  lại

Các tiếng 2,4,6,7:

T-B-T-T

- Đừng   xanh  như  lá / bạc  như  vôi

Các tiếng 2,4,6,7:

B-T-B-Bv

Bài tập 4:

Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong đoạn mở đầu Tràng giang (Huy Cận):

- Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt.

+ Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)

+ Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)

+ Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú: tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T-B-B-T; tiếng 4: giang, mái, lại, khô:  B-T-T-B; tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T-B-B-T

- Tuy nhiên, cái khác là ở chỗ không áp dụng phép đối một cách nghiêm ngặt như thơ Đường luật.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK