Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt - Ngữ văn 12

Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, sẽ tổng hợp cho các bạn những kiến thức cho bài học này và đưa ra lời giải cho những bài tập trong Sách chính xác nhất đến cho các bạn. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

I. Sự trong sáng của Tiếng Việt

Trong sáng thuộc về bản chất của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Sự trong sáng của Tiếng Việt biểu hiện qua những mặt cơ bản sau:

1. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt

 - Tiếng Việt có hệ thống những chuẩn mực và quy tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết) về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài viết; có khả năng diễn đạt đầy đủ, tinh tế đời sống tư tưởng, tình cảm phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta...

- Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc.

   Ví dụ: Ban ngày cũng như ban đêm, khi tiếng ếch nhái kêu là lúc thấy inh ỏi khó chịu

   Câu này sai ngữ pháp, không hề có cụm C-V mà chỉ có bổ ngữ chỉ thời gian và chỉ nguyên nhân

2. Không cho phép lai tạp một cách tùy tiện những yếu tố của những ngôn ngữ khác

   Để cho tiếng Việt trong sáng, giàu có và phát triển một mặt cần tiếp thu những tinh hoa trong các ngôn ngữ khác, đồng thời tránh lạm dụng, pha tạp khi không cần thiết.

   Ví dụ: Cô ca sĩ này có nhiều fan hâm mộ quá!

   Fan có nghĩa là người hâm mộ, cách sử dụng từ fan trong câu nói này dẫn đến việc thừa nghĩa trong câu, là lạm dụng tiếng nước ngoài không cần thiết.

3. Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói

-  Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt.

-  Ngược lại, nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt

- Khi giao tiếp giữa người này với người kia, cần thể hiện thái độ tôn trọng đối phương qua cách xưng hô và lời nói của mình. Mỗi một mối quan hệ có cách xưng hô khác nhau sao cho vẫn xác định được vai vế rõ ràng và vẫn thấy được sự tôn trọng, lịch sự dành cho nhau

Ví dụ: khi nói chuyện với người lớn thì nên lễ phép, thưa gửi đàng hoàng.

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

   Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:

  1. Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt. Mỗi người cần thấy rằng:"Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó phổ biến và ngày càng rộng khắp". (Hồ Chí Minh)
  2. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, "lựa lời" khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất.
  3. Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách. Muốn vậy, mỗi cá nhân cần luôn trau dồi lời ăn tiếng nói của mình theo tinh thần của câu châm ngôn "học ăn, học nói, học gói, học mở" để nói đúng, viết đúng và nói hay, viết hay, đạt được mức độ "lời hay, ý đẹp" và có tính lịch sự, văn hóa.
  4. Cần tránh những câu nói thô tục, kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng, tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn ngữ khác.

III. Luyện tập

Bài tập 1: Xác định tính chuẩn xác của Nguyễn Du khi dùng những từ ngữ lột tả các nhân vật qua bảng phân tích dưới đây:

giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

Bài tập 2: Điền lại dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn như sau:

   Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tìm nhận dọc đường đi của mình dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những thứ mà thời đại đem lại.

Bài tập 3: 

   Trong 4 câu a, b, c, d thì câu a không trong sáng do từ đòi hỏi không cần thiết, nếu bỏ từ này thì câu văn sẽ đạt được sự trong sáng.

   Ba câu b, c, d là những câu trong sáng do viết đúng ngữ pháp, câu đủ thành phần, diễn đạt trong sáng.

Từ bài soạn Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, .com hy vọng các bạn học sinh có thể nắm được bài học tốt nhất. Chúc các bạn đạt kết quả cao!

 

 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK