Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Khái niệm "ca dao"
- Ca dao là thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người
b. Đặc trưng của ca dao
- Nội dung
- Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước.
- Ca sao trữ tình là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng, đằm thắm nhưng ân tình của người Việt Nam.
- Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động
- Nghệ thuật:
- Thể thơ: ca dao thường ngắn, phần lớn theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể; ngoài ra còn có song thất lục bát...
- Ngôn ngữ: ngôn ngữ thơ nhưng vẫn gần gũi với đời sống hằng ngày, đậm màu sắc địa phương và dân tộc
- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức đậm sắc thái dân gian
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Bài 1 và bài 2: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa
- Điểm chung:
- Mở đầu: mô típ “thân em” : chỉ cuộc đời số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình.
- Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.
- Nét riêng:
- Bài 1: Than về thân phận bị phụ thuộc
- Tấm lụa đào - giữa chợ → khác chi món hàng, số phận bấp bênh, phụ thuộc, trông chờ vào sự may rủi, không tự mình quyết định hạnh phúc của mình.
- Bài 2: Lời tâm sự, tiếng nói khẳng định về giá trị, phẩm hạnh của người phụ nữ
- Củ ấu gai: trong trắng >< ngoài đen → nỗi niềm cay đắng, ngậm ngùi, xót xa cho thân phận bởi giá trị thực, bản chất bên trong không được ai biết đến, hoăc có khi bị lãng quên.
b. Bài 3: Nghĩa tình bền vững, sắt son dù tình cảm lỡ làng
- Hai dòng đầu:
- Mở đầu với cách lập ý theo thể hứng quen thuộc của ca dao
- Từ "ai": phiếm chỉ nhưng lại bao hàm ý nghĩa xác định
- Chơi chữ: "khế" → bộc lộ nỗi lòng chua xót
- Hai dòng tiếp theo
- Các hình ảnh ẩn dụ "trời - trăng - sao" → mặc dù lỡ làng nhưng tình nghĩa vấn còn nguyên vẹn, bền vững, thủy chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng
- Hình ảnh "mặt trăng - mặt trời - sao Hôm - sao Mai" → Dù có cách xa nhưng đôi lứa vẫn đẹp đôi, tuy hai mà một
- Từ "sánh với" được láy lại hai lần → khẳng định mạnh mẽ tình yêu đôi lứa bền vững
- Hai dòng cuối
- Chàng trai hỏi cô gái để bộc lộ nỗi lòng mình
- Trong hình ảnh "Sao Vượt chờ trăng giữa trời" có sự mòn mỏi của sự chờ đợi, có tâm trạng cô đơn, ngóng trông
⇒ Bài ca là lời than buồn về duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững, sắt son
c. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn
- Nhân vật trữ tình: Một cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ khôn nguôi
- Tâm trạng của cô gái: Nỗi nhớ niềm thương của cô gái được thể hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các hình ảnh biểu tượng
- Chiếc khăn → vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ
- Cấu trúc lối vắt dòng láy lại 6 lần từ "khăn", láy lại 3 lần từ "khăn thương nhớ ai" → nỗi nhớ triền miên, da diết
- Hình ảnh vận động trái chiều: xuống, lên, rơi, vắt → tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò.
- Ngọn đèn:
- Ngọn lửa tình vẫn sáng trong trái tim cô gái như ngọn đèn không thể tắt
- Nỗi thương nhớ đằng đẵng với thời gian
- Đôi mắt
- Đôi mắt không ngủ → chứa đầy ưu tư xoáy vào lòng người một nỗi đau đáu, khôn nguôi
- Nỗi niềm trào dâng thành tâm trạng lo phiền
d. Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu
- Nhân vật trữ tình: Lời bày tỏ tình cảm, lời nói thầm của cô gái với ước muốn được cùng người yêu ở bên nhau
- Hình ảnh độc đáo, táo bạo: Cầu dải yếm: là hình tượng đặc sắc, độc đáo và lãng mạn nhất → niềm mong ước của cô gái thật táo bạo, mãnh liệt.
→ Câu ca dao là một khúc hát dao duyên tỏ tình. Và "chiếc cầu - dải yếm" là kết tinh đẹp đẽ nhất trong chiếc cầu tình yêu. Bởi chiếc cầu ấy không chỉ có trong tâm hồn của người con gái trong tình yêu mà còn có cả cách nói đẹp, rất riêng của họ trong việc biểu đạt tình duyên ấy.
e. Bài 6: Nghĩa tình gắn bó thủy chung
- "muối", "gừng" ẩn dụ cho tình cảm mặn nồng, hương vị của tình người trong cuộc sống
- Lời khẳng định thủy chung, nghĩa tình bền vững → đi đến khẳng định sắt son, chung thủy
⇒ Bài ca dao mượn hình ảnh gắn kết của tự nhiên để khẳng định tiến nói tâm tình, là khát vọng mãnh liệt của người bình dân về tình người thủy chung, về hạnh phúc gia đình bất diệt → gởi gắm quan niệm của người bình dân: tình phải đi đôi với nghĩa
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao thân thân, yêu thương, tình nghĩa
- Ngợi ca khẳng định vè đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao - dân ca
-
Nghệ thuật
- Công thức mở đầu
- Hình ảnh biểu tượng
- Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát
- Nghệ thuật dân gian đặc sắc tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao.
2. Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa của Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Đó là những tâm trạng của con người, những khát vọng, lí tưởng, cái đẹp của biết bao hình ảnh, từ ngữ tài tình mà người bình dân đã sáng tạo ra. Đó là mảng ca dao chẳng những nuôi dưỡng cho ta những tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc, đậm đà tính chất dân tộc, mà còn là cả một kho tàng nghệ thuật ngôn từ độc đáo đến bất ngờ, đủ cho ta yêu mến, khâm phục, kích thích ta sáng tạo. Để hiểu sâu sắc về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây: Bài soạn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
3. Một số bài văn mẫu về Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật một số bài văn mẫu về Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong thời gian sớm nhất!