a. Bình cắm
Bình cắm hoa dùng để cắm hoa và cung cấp nước, dinh dưỡng cho hoa
Hình dáng, kích cỡ đa dạng: bình cao, thấp, bát, lẵng, ngoài ra có thể sử dụng những loại bình đơn giản như bát, vỏ chai, cốc, ấmmột cách sáng tạo, độc đáo
Chất liệu làm bình: thủy tinh, gốm, sứ, nhựa, gỗ, tre, trúc, mây
Các loại bình cắm
b. Các dụng cụ khác
Dụng cụ cắt tỉa: dao, kéo
Dụng cụ để giữ hoa trong bình: mút xốp, lưới thép, bàn chông
Ngoài ra còn có bình phun nước, băng dính, dây kẽm
a. Các loại hoa
Có thể chọn bất kì loại hoa nào để cắm, nhưng khi cắm nên chọn những bông tươi và đẹp nhất làm cành chính
Hoa có bông nhỏ
Hoa có bông to
b. Các loại cành
Có thể dùng cành tươi, cành khô như cành trúc, cành thủy trúc, cành mai tạo đường nét chính của bình hoa
c. Các loại lá
Các loại lá phổ biến như lá măng, lá dương xỉ, lưỡi hổ, lá thông, lá vạn tuế tạo vẻ mềm mại, tươi mát, giữ nước cho bình hoa
Các loại hoa khác nhau sẽ hợp với hình dáng, màu sắc khác nhau của bình.
Tuỳ vị trí trang trí, ta có thể sử dụng một màu hoa hoặc nhiều màu hoa trong một bình cắm
Màu sắc giữa các loại hoa lá trong một bình cắm sẽ tạo sự nổi bật cho hoa và cảm giác dễ chịu. Các bông hoa cùng màu được cắm chung một bình làm tôn lên vẻ rực rỡ của hoa.
Bình và hoa có màu tương phản sẽ nổi bật hơn. Bình màu nâu, đen, xám, trắng thích hợp cắm nhiều màu sắc hoa
Hoa có dáng cao như hoa huệ đơn cắm ở bình cao; hoa to, mềm, thấp như hoa súng, cúc nên cắm ở bình thấp
Hoa hồng phù hợp với bình gốm thấp
Bình màu trắng thích hợp với nhiều loại hoa
Hoa có độ nở lớn phải cắm sát miệng bình, hoa có độ vươn thẳng hoặc nụ phải cắm xa miệng bình
Các cành hoa cắm vào bình có độ dài, ngắn khác nhau sẽ tạo vẻ sống động, mềm mại cho bình hoa.
Xác định độ dài cành chính so với miệng bình
Trong đó D là đường kính lớn nhất của bình; h là chiều cao của bình
Lưu ý: chiều dài các cành được tính từ miệng bình trở lên, khi cắt hoa cần chú ý đến chiều cao của bình
Sự cân đối giữa hoa và bình cắm
Ở bàn ăn, bàn tiếp khách cầm đặt bình hoa thấp, không che khuất tầm nhìn của người ngồi
Ở góc nhỏ, trên tủ, kệ đặt lọ cao, nhỏ
Hoa treo tường mềm, buông dài
Hoa được trang trí trong phòng ăn
Hãy nêu tên những vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng ?
Dụng cụ cắm hoa:
Bình cắm: bình thấp, bình cao, mỗi dạng có nhiều loại với hình dáng và kích thước khác nhau được làm bằng các chất liệu: thuỷ tinh, tre, trúc, gốm, sứ, nhựa . . . .
Dụng cụ để cắt: dao, kéo. . .
Dụng cụ để giữ hoa trong bình: mút xốp, lưới thép, bàn chông
Vật liệu cắm hoa:
Các loại hoa:có thể dùng bất kì loại nào để cắm, nhưng nên chọn những bông hoa tươi và đẹp nhất làm cành chính
Các loại cành: cành tươi, cành khô: trúc, mai, thuỷ trúc. . . .dùng để cắm vào bình cùng với hoa tạo nên đường nét chính của bình hoa.
Các loại lá: lá lưỡi hổ, lá thông, lá măng . . . dùng cắm xen kẽ với hoa để tăng thêm vẻ tươi mát của bình hoa và che lấp đế ghim hoặc mút xốp.
Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa ?
1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc.
2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm.
3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
Khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào ?
1. Chuẩn bị :
Bình cắm hoa : bình cao hoặc bình thấp, giỏ, lẳng ...
Dụng cụ cắm hoa : dao, kéo, mút xốp giữ nước ...
Cắt hoa ở vườn vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi ở chợ.
Tỉa bớt lá vàng, sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ khoảng 0,5 cm.
Cho tất cả hoa vào xô nước sạch ngập đến nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa vào nơi mát mẻ trước khi cắm.
2. Quy trình thực hiện :
Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm sao cho phù hợp tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hoa và bình cắm, giữa hoa và vị trí trang trí.
Cắt cành và cắm các cành chính trước
Đặt bình hoa vào vị trí trang trí.
Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính che khuất miệng bình, điểm thêm hoa lá
Sau khi học xong bài Cắm hoa trang trí, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:
Biết chọn các dụng cụ, vật liệu cần thiết để cắm hoa
Nêu được nguyên tắc cắm hoa trang trí nhà ở
Hình thành tính thẩm mĩ và hứng thú cắm hoa trang trí làm đẹp cho ngôi nhà
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 13 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:
>> Bài trước: Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
>> Bài sau: Bài 14: Thực hành: Cắm hoa
Chúc các em học tốt!
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK