Trong những năm 1933 - 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?
dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 67, 68 để trả lời.
Lời giải chi tiết
* Chính trị:
- Thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.
- Năm 1934, Hít-le tuyên bố hủy bỏ nền Cộng hòa Vai-ma.
* Kinh tế:
- Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
- Tháng 7-1933, thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.
⟹ Nền kinh tế Đức thoát khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh chóng.
* Đối ngoại:
- Chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh.
- Tháng 10-1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
- Năm 1935, ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập quân đội thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự.
⟹ Đức trở thành một trại lính khổng lồ và ráo riết tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK