Nghiên cứu hình 38.3 về tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
- Tác dụng sinh lí của ecđixơn:
+ Gây lột xác ở sâu bướm
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- Tác dụng sinh lí của juvenin.
+ Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm.
+ Ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
- Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm được là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm (thể hiện bằng vạch đen mảnh dần ở trên hình 38.3 SGK) đến mức không còn gây tác dụng ức chế nữa, thì ecđixơn biến sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK