Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 16 trang 69: Điền các đặc điểm (cấu tạo và chức năng) thích nghi với thực ăn của ống tiêu hóa vào các cột tương ứng ở bảng 16
Bảng 16. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa
STT | Tên bộ phận | Thú ăn thịt | Thú ăn thực vật |
---|---|---|---|
1 | Răng | - Răng cửa: nhọn, hình nêm có chức năng gặm và lấy thịt ra khỏi xương. - Răng nanh: nhọn, dài có chức năng cắm chặt vào con mồi và giữ con mồi. - Răng trước hàm và răng ăn thịt: lớn, sắc và có nhiều mấu có chức năng cắt nhỏ thịt để dễ nuốt. - Răng hàm: nhỏ, ít sử dụng. | - Tấm sừng: cứng, giúp răng hàm dưới tì vào để giữ cỏ. - Răng cửa và răng nanh: giống nhau, không sắc; có chức năng giữ và giật cỏ. - Răng trước hàm và răng hàm: có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ. |
2 | Dạ dày | Đơn, to có chức năng chứa thức ăn và thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học. | - Động vật ăn thực vật nhai lại có 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. + Dạ cỏ: chứa, làm mềm, lên men thức ăn và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV. + Dạ tổ ong: đưa thức ăn lên miệng nhai lại. + Dạ lá sách: hấp thụ bớt nước. + Dạ múi khế: tiết enzim pepsin + HCl tiêu hóa protein có ở VSV và cỏ. - Động vật ăn cỏ khác có dạ dày đơn, to; chứa thức ăn, tiêu hóa cơ học và hóa học. |
3 | Ruột non | Ngắn, có chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. | Dài, có chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. |
4 | Manh tràng | Nhỏ, hầu như không có tác dụng. | Phát triển, có vi sinh vật sống cộng sinh; có chức chức năng tiêu hóa xenlulozo và các chất trong cỏ. |
- Răng cửa: nhọn, hình nêm có chức năng gặm và lấy thịt ra khỏi xương.
- Răng nanh: nhọn, dài có chức năng cắm chặt vào con mồi và giữ con mồi.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt: lớn, sắc và có nhiều mấu có chức năng cắt nhỏ thịt để dễ nuốt.
- Răng hàm: nhỏ, ít sử dụng.
- Tấm sừng: cứng, giúp răng hàm dưới tì vào để giữ cỏ.
- Răng cửa và răng nanh: giống nhau, không sắc; có chức năng giữ và giật cỏ.
- Răng trước hàm và răng hàm: có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
- Động vật ăn thực vật nhai lại có 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
+ Dạ cỏ: chứa, làm mềm, lên men thức ăn và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV.
+ Dạ tổ ong: đưa thức ăn lên miệng nhai lại.
+ Dạ lá sách: hấp thụ bớt nước.
+ Dạ múi khế: tiết enzim pepsin + HCl tiêu hóa protein có ở VSV và cỏ.
- Động vật ăn cỏ khác có dạ dày đơn, to; chứa thức ăn, tiêu hóa cơ học và hóa học.
- Răng cửa: nhọn, hình nêm có chức năng gặm và lấy thịt ra khỏi xương.
- Răng nanh: nhọn, dài có chức năng cắm chặt vào con mồi và giữ con mồi.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt: lớn, sắc và có nhiều mấu có chức năng cắt nhỏ thịt để dễ nuốt.
- Răng hàm: nhỏ, ít sử dụng.
- Tấm sừng: cứng, giúp răng hàm dưới tì vào để giữ cỏ.
- Răng cửa và răng nanh: giống nhau, không sắc; có chức năng giữ và giật cỏ.
- Răng trước hàm và răng hàm: có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
- Động vật ăn thực vật nhai lại có 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
+ Dạ cỏ: chứa, làm mềm, lên men thức ăn và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV.
+ Dạ tổ ong: đưa thức ăn lên miệng nhai lại.
+ Dạ lá sách: hấp thụ bớt nước.
+ Dạ múi khế: tiết enzim pepsin + HCl tiêu hóa protein có ở VSV và cỏ.
- Động vật ăn cỏ khác có dạ dày đơn, to; chứa thức ăn, tiêu hóa cơ học và hóa học.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK