Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau thì cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động
Các bộ phận của máy thường có dạng chuyển động không giống nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu (Chuyển động quay của máy).
Có hai dạng biến đổi chuyển động cơ bản là :
Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
(Cơ cấu tay quay – con trượt)
a. Cấu tạo
Gồm các bộ phận chính
Tay quay
Thanh truyền
Con trượt
Giá đỡ
Con trượt và giá đỡ được nối ghép với nhau bằng khớp tịnh tiến, các chi tiết còn lại được nối ghép với nhau bằng khớp quay
b. Nguyên lí làm việc
Tay quay: Chuyển động quay
Con trượt: Chuyển động tịnh tiến
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 . Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
Khi tay quay 1 và thanh truyền 2 cùng nằm trên một đường thẳng thì con trượt 3 đổi hướng chuyển động
c. Ứng dụng
Cơ cấu trên thường được dùng ở các máy khâu đạp chân; máy cưa gỗ; ôtô; máy hơi nước, các máy có động cơ đốt trong….
Ngoài ra còn có:
Cơ cấu bánh răng – thanh răng ( c/đ quay của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng và ngược lại) dùng ở máy nâng hạ mũi khoan,
Cơ cấu vít - đai ổc trên êtô và bàn ép
Cơ cấu cam cần tịnh tiến ở trong xe máy và ôtô…
(Cơ cấu tay quay thanh lắc)
a. Cấu tạo
Gồm các bộ phận chính
Tay quay
Thanh truyền
Thanh lắc
Giá đỡ
Các chi tiết đều được nối ghép với nhau bằng khớp quay
Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó
Khi tay quay 1 và thanh truyền 2 nằm trên một đường thẳng thì thanh lắc 3 đổi hướng chuyển động
b. Nguyên lí làm việc
Tay quay chuyển động, thanh lắc chuyển động lắc
c. Ứng dụng
Máy dệt
Máy khâu đạp chân
Xe tự đẩy
Nêu cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt ?
Cấu tạo :
1 - Tay quay
2 - Thanh truyền
3 - Con trượt
4 - Giá đỡ
Nguyên lí làm việc:
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 .
Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
Cơ cấu tay quay- con trượt được ứng dụng trong các máy và thiết bị như sau:
Cơ cấu pít tông – xi lanh trong Ôtô, xe máy
Máy khâu đạp chân
Thanh răng
Bánh răng
Ngoài ra còn có cơ cấu bánh răng - thanh răng và cơ cấu vít đai ố
Nêu những điểm giống và khác nhau của cơ cấu tay quay-con trượt , bánh răng -thanh răng ?
Giống : đều nhằm để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại
Khác nhau : Bánh răng - thanh răng có thể biến đổi chuyển động quay đều của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến đều của thanh răng và ngược lại .
Tay quay -con trượt : khi tay quay đều con trượt tịnh tiến không đều
Trình bày cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay - thanh lắc ?
Cấu tạo:
Tay quay,Thanh truyền,Thanh lắc,Giá đỡ
Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - thanh lắc :
Nếu tay quay là một khâu dẫn, khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên trong đồ dùng gia đình ?
Trong quạt máy (có tuốc năng) ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc.
Trong bếp dầu (bộ phận điều chỉnh dây tim) có cơ cấu bánh răng – thanh răng
Như tên tiêu đề của bài Biến đổi chuyển động, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Trình bày được khái niệm biến dổi chuyển động.
Trình bày được vai trò của cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến ; chuyển động quay thành chuyển động lắc
Mô tả được cấu tạo của cơ cấu và trình bày được nguyên lý lám việc của hai loại cơ cấu trên.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 30 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Bài 29: Truyền chuyển động
>> Bài sau: Bài 31: Thực hành: Truyền và biến đổi chuyển động
Chúc các em học tốt!
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK