Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng
Hình 1. Các khối đa diện
Hình hộp chữ nhật được bao bọc bởi 6 hình chữ nhật
Hình 2. Hình hộp chữ nhật
(a): chiều dài
(b): chiều rộng
(c): chiều cao
Hình 3. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
1 | Đứng | Chữ nhật | a, h |
2 | Bằng | Chữ nhật | a, b |
3 | Cạnh | Chữ nhật |
b, h |
Bảng 1. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình lăng trụ đều được bao bọc bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
Hình 4. Hình lăng trụ đều
(a): chiều dài cạnh đáy
(b): chiều cao đáy
(c): chiều cao lăng trụ
Hình 5. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
1 | Đứng | Hình chữ nhật | a, h |
2 | Bằng | Hình tam giác đều | a, b |
3 | Cạnh | Hình chữ nhật | b, h |
Bảng 2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Hình chóp đều được bao bọc bởi mặt đáy là 1 hình đa giác và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
Hình 6. Hình chóp đều
(a): chiều dài cạnh đáy
(h): chiều cao hình chóp
Hình 7. Hình chiếu của hình chóp đều
Hình | Hình chiếu | Hình dạng | Kích thước |
1 | Đứng | Hình tam giác cân | a, h |
2 | Bằng | Hình vuông | a |
3 | Cạnh | Hình tam giác cân | a, h |
Bảng 3. Hình chiếu của hình chóp đều
CHÚ Ý: Thường chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy.
Cho các bản vẽ hình chiếu 1, 2 và 3 của các vật thể (h4.8):
a. Hãy xác định hình dạng của các vật thể đó.
b. Đánh dấu (X) vào ô thích hợp của bảng 4.4 để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ 1, 2, 3 (h4.8) với các vật thể A, B, C (h4.9).
Hình 4.8. Các bản vẽ hình chiếu
Hình 4.9. Các vật thể
Bảng 4.4. Sự tương quan giữa các bản vẽ với các vật thể
Gợi ý giải:
Bảng 4.4. Sự tương quan giữa các bản vẽ với các vật thể
Sau khi học xong bài này, các em cần ghi nhớ:
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 18 SGK Công nghệ 8
Bài tập 2 trang 18 SGK Công nghệ 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK