Trang chủ Lớp 9 Công nghệ Lớp 9 SGK Cũ Quyển 4: Nấu ăn Công nghệ 9 Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

Công nghệ 9 Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. Dụng cụ và thiết bị nhà bếp

1. Dụng cụ nhà bếp

  • Một số đồ dùng để cắt thái được sử dụng trong nhà bếp :

Dụng cụ cắt thái có tác dụng làm nhỏ thực phẩm trước khi chế biến để món ăn nhìn đẹp và vừa miệng hơn.

  • Một số dụng cụ để trộn được sử dụng trong nhà bếp :

Dụng cụ để trộn có tác dụng làm thức ăn được trộn và đảo đều trước khi nấu cho món ăn ngon hơn.

  • Một số dụng cụ đo lường được sử dụng trong nhà bếp :

Dụng cụ đo lường thức ăn giúp việc cân đo, tính toán khối lượng của thực phẩm dễ dàng.

Đảo bảo vừa đủ lượng thức ăn trong 1 bữa ăn, không thiếu mà cũng không thừa.

  • Một số dụng cụ nấu nướng được sử dụng trong nhà bếp :

Dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo giúp chúng ta nấu chín thực phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện . 

  • Một số dụng cụ dọn ăn:

Những dụng cụ để bày và dọn thức ăn ra giúp chúng ta ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.

  • Một số dụng cụ dọn rửa

Dụng cụ dọn rửa có tác dụng giúp chúng ta dọn rửa bát, đĩa, xoong nồi ... thuận tiện và sạch.

  • Một số dụng cụ bảo quản thức ăn trong nhà bếp:

Dụng cụ bảo quản thức ăn trong nhà bếp giúp chúng ta bảo quản thức ăn hoặc thực phẩm không bốc mùi, không ôi thiu,…

2. Thiết bị nhà bếp

  • Thiết bị dùng điện: nồi cơm điện, bếp điện, lò vi sóng,……

  • Thiết bị dùng gas như: bếp gas, lò gas,….

II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

1. Đồ gỗ

  • Không ngâm nước

  • Nên rửa bằng nước rửa chén và phơi gió

  • Tránh hơ nắng hoặc lửa.

2. Đồ nhựa

  • Không để gần lửa

  • Không chứa thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ

  • Rửa nước rửa chén, phơi khô ráo.

3. Đồ thủy tinh, tráng men

  • Dễ vỡ, dễ tróc men

  • Nên đun lửa nhỏ, dùng đũa, thìa gỗ.

  • Nên rửa nước rửa chén và để khô, ráo

  • Không nên sử dụng đồ dùng đã tróc men

4. Đồ nhôm, gang

  • Dễ rạn nứt, móp méo

  • Nên dùng bùi nhùi nhôm và rửa bằng nước rửa chén

  • Không để ẩm ướt

  • Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày

5. Đồ inox

  • Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày

  • Không đun lửa to vì dễ bi ố

  • Không dùng bùi nhùi nhôm để rửa

  • Nên dùng đũa, thìa gỗ xào nấu.

6. Đồ điện

  • Trước khi sử dụng: kiểm tra dây điện, ổ cắm

  • Khi sử dụng: thao tác đúng quy cách

  • Sau khi sử dụng: ngắt điện, lau chùi sạch, tránh dính nước.

Bài 1:

Những dụng cụ thiết bị nhà bếp được làm bằng những vật liệu gì ? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ thiết bị đó ? 

Hướng dẫn giải

  • Đồ gỗ, nhựa, thuỷ tinh, đồ tráng men, gang, đồ nhôm, đồ sắt không gỉ, đồ dùng điện  ...

  • Tên một số dụng cụ và thiết bị đó : bát, xoong, nồi, chảo, đũa, thìa, môi, dĩa, dao, kéo, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh, nồi hầm, ấm nước ...

Bài 2:

Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm , thuy tinh , nhựa ? 

Hướng dẫn giải

  • Đồ nhựa

    • Không để gần lửa;

    • Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng , sôi …

    • Khi sử dụng xong , nên rửa bằng nước rửa chén , bát ( hoặc xà bông ) thật sạch và phơi cho khô ráo.

  • Đồ thuỷ tinh , đồ tráng men

    • Nên cẩn trọng trong khi sử dụng vì dễ vỡ , dễ tróc lớp men;

    • Chỉ nên đun lửa nhỏ;

    • Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa( muỗng ) bằng gỗ để xào xáo thức ăn , tránh dùng thìa nhôm;

    • Sử dung xong , phải rửa bằng nước rửa chén , bát ( hoặc xà bông )thật sạch và phơi cho khô ráo;

    • Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men dã bị tróc lớp men.

  • Đồ nhôm , gang

    • Nên cẩn trọng khi sử dụng vì dễ tình bạn rạn nứt , móp méo;

    • Không để ẩm ướt;

    • Không đánh bóng bằng giấy nhám , chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén , bát ( hoặc xà bông );

    • Không chứa thức ăn có nhiều mỡ , chất muối , axit …lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang. 

Bài 3:

Kể tên một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp .Cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng đó như thế nào ? 

Hướng dẫn giải

  • Một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp: nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện, lò vi sóng, lò nước ...

  • Đồ dùng điện 

    • Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện. 

    • Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách. 

    • Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch , tránh để dính nước.

Như tên tiêu đề của bài Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được đặc điểm và công dụng của những loại đồ dùng trong nhà bếp.

  • Biết sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ trong nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 2 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài sau: Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp

Chúc các em học tốt! 

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK