Hộp dụng cụ sửa chữa xe đạp
Bộ cạy lốp, bơm, chậu nước, cái đánh săm, một đoạn ống tre...
a) Kiểm tra:
Gồm 5 bước :
Tháo van → Cạy lốp →Lấy săm ra khỏi lốp → Bơm hơi vào săm và kiểm tra → Đánh dấu lỗ thủng.
Bước 1: Trước tiên phải đặt xe nằm xuống, tháo đai ốc giữ ruột van, rút ruột van ra cho hơi ra hết, tháo đai ốc cố định thân van với vành...
Bước 2: Cạy lốp bằng cách luồn đồng thời 3 chiếc cạy lốp vào mép lốp sao cho khoảng cách 3 chiếc cách đều chừng 5-7 cm
Bước 3: Lấy săm ra khỏi lốp, lắp ruột van vào và vặn đai ốc giữ ruột van.
Bước 4: Bơm hơi vừa đủ cho săm căng đều, sau đó, nhúng nghập từng phần săm trong chậu nước để phát hiện chỗ thủng...
Bước 5: Dùng một que tăm cắm vào lỗ thủng để đánh dấu, xì van cho hết hơi và dùng giẻ sạch lau khô xung quanh vị trí thủng.
b, Vá săm bằng miếng vá có sẵn
Gồm 6 bước :
Đánh nhám mặt săm → Bôi nhựa vá → Dán miếng vá → Kiểm tra → Lắp săm vào lốp.
Bước 1:
Đánh nhám sung quanh lỗ thủng, thường diện tích đánh nhám lớn hơn diện tích miếng vá để đảm bảo miếng vá không bị bong cạnh.
Trước khi đánh săm cần ướm thửi miếng vá vào chỗ thủng...
Bước 2: Bôi nhựa và lên khắp mặt săm đã đánh nhám
Bước 3: Chờ từ 5-7 phút cho nhựa khô, dán miếng vá vào săm, kê đoạn săm vá lên mặt gỗ phẳng và dùng búa đập nhẹ, đều khắp miếng vá cho miếng vá dính chặt.
Bước 4:
Kiểm tra chỗ vá.
Yêu cầu miếng vá phải phủ kín lỗ thủng và cân đều, các mép của miếng vá cần phải dính khít, bơm hơi vào săm, dìm đoạn săm có miếng vá vào chậu nước để kiểm tra.
Bước 5: Lắp săm vào lốp. Trước tiên, kiểm tra lốp xem có đinh hoặc vật nhọn cắm vào lốp hay không, nếu có phải lấy ra...
Bước 6: Bơm một ít hơi vào săm, dùng tay cậy lốp cho đều, sau đó siết chặt đai ốc thân van và bơm căng lốp. Dọn vệ sinh nơi làm việc.
c) Vá săm bằng miếng săm cũ:
Gồm 6 bước :
Đánh nhám mặt săm → Bôi nhựa vá → Dán miếng vá →Kiểm tra →Lắp săm vào lốp.
Bước 1:
Đánh nhám miếng săm cũ, ước lượng với phạm vi rộng hơn kích thước dự định của miếng vá, sau đó, đo và cắt phần săm đã đánh nhám thành miếng vá rộng hơn mép rách từ 1-1,5 cm.
Khi cắt nên nghiêng kéo để cắt vát xéo mép cắt và bo tròn các góc.
Bước 2: Nếu vết rách to, dùng kéo cắt lượn tròn 2 đầu mép rách của săm để hạn chế vết rách phát triển sau khi vá, sau đó đánh nhám mặt săm.
Bước 3: Chờ từ 5-7 phút cho nhựa khô, dán miếng vá vào săm, kê đoạn săm vá lên mặt gỗ phẳng và dùng búa đập nhẹ, đều khắp miếng vá cho miếng vá dính chặt.
Bước 4:
Kiểm tra chỗ vá.
Yêu cầu miếng vá phải phủ kín lỗ thủng và cân đều, các mép của miếng vá cần phải dính khít, bơm hơi vào săm, dìm đoạn săm có miếng vá vào chậu nước để kiểm tra.
Bước 5: Lắp săm vào lốp. Trước tiên, kiểm tra lốp xem có đinh hoặc vật nhọn cắm vào lốp hay không, nếu có phải lấy ra...
Bước 6: Bơm một ít hơi vào săm, dùng tay cậy lốp cho đều, sau đó siết chặt đai ốc thân van và bơm căng lốp. Dọn vệ sinh nơi làm việc
Gồm 5 bước:
Tháo bánh xe → Tháo săm, tháo lốp cũ→ Lắp lốp mới, lắp săm → Lắp bánh xe vào xe →Kiểm tra.
Bước 1: Tháo bánh xe ra khỏi xe
Bước 2: Tháo săm ra khỏi lốp, sau đó cạy mép lốp còn lại và đưa lốp cũ ra khỏi vành
Bước 3: Lắp lốp mới vào, lắp một bên mép lốp vào vành rồi nhét săm vào lốp, lắp mép lốp còn lại vào vành như khi vá săm
Bước 4: Bơm một ít hơi vào săm, vỗ khắp lốp cho mép lốp ngậm vào vành, sau đó bơm căng lốp, lắp bánh xe vào xe.
Bước 5: Kiểm tra, yêu cầu lốp phải ngậm đều vào vành, không kẹp phải săm, lốp bơm căng tròn đều, bánh xe được bắt chặt và cân, bánh xe quay trơn không bị đảo lắc
Như tên tiêu đề của bài Thực hành vá săm, thay lốp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Biết và sử dụng được các dụng cụ và nguyên vật liệu cần thiết để vá săm và thay lốp.
Biết cách xác định được vết săm thủng.
Thực hiện được việc vá săm, thay lốp.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 7 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Bài 6: Thực hành thay ruột dây phanh, má phanh
>> Bài sau: Bài 8: Thực hành thay xích, líp
Chúc các em học tốt!
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK