Nêu những tính chất hóa học giống và khác nhau giữa silic và cacbon. Viết các phương trình hóa học để minh họa ?
- Giống nhau: C và Si đều thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học
+ ví dụ: tác dụng với oxi, tác dụng với kim loại
- Khác nhau:
+ C có tính khử mạnh hơn Si nên khử được một số oxit kim loại
+ Si có khả năng tác dụng được với dd NaOH
Lời giải chi tiết
- C và Si đều thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học
+ Đều có tính oxi hóa: ( tác dụng được với một số kim loại)
+ Đều có tính khử : ( tác dụng với một số phi kim)
\(\begin{gathered}
\mathop C\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t^0}}}\mathop C\limits^{ + 4} {O_2} \hfill \\
\mathop {Si}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t^0}}}\,Si{O_2} \hfill \\
\end{gathered} \)
- Khác nhau:
+ Si tác dụng mạnh được với dd kiềm giải phóng khí H2 còn C thì không
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
+ C khử được một số oxit kim loại còn Si thì không khử được
C + 2FeO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Fe + CO2↑
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK