Báo cáo thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài
Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric

Dụng cụ: 2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, bộ giá thí nghiệm

Hóa chất: \(HNO_3\), NaOH.

Tiến hành thí nghiệm: SGK.

Hiện tượng:

   + Mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.

   + Ở ống 1: Có khí màu nâu thoát ra.

   + Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.

Hướng dẫn giải

   + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa \(HNO_3\) đặc có khí \(NO_2\) màu nâu bay ra vì \(HNO_3\) đặc bị khử đến \(NO_2\). Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra \(Cu(NO_3)_2\).

   + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa \(HNO_3\) loãng và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành \(NO_2\) màu nâu đỏ. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam của \(Cu(NO_3)_2\).

Phương trình hóa học:

\(Cu + 4HNO_3 đặc → Cu(NO_3)_2 + 2NO_2↑ + 2H_2O\)

\(3Cu + 8HNO_3 loãng → 3Cu(NO_3)_2 + 2NO↑ \)

\(+ 4H_2O\)

   \(2NO + O_2 → 2NO_2\)

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.

Hóa chất: \(KNO_3\).

Tiến hành thí nghiệm: SGK.

Hiện tượng:

   + Mẩu than bùng cháy trong \(KNO_3\) nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do \(KNO_3\) bị phân hủy.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK