Trang chủ Lớp 11 Công nghệ Lớp 11 SGK Cũ Chương 7: Ứng Dụng Động Cơ Đốt Trong Công nghệ 11 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

Công nghệ 11 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung 

  • Máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong thường được sử dụng trong: 

    • Những cơ sở sản xuất gia đình, nơi không có điện lưới quốc gia.

    • Dự phòng trong cơ sở sản xuất, khách sạn, gia đình khi mất điện lưới

  • Cấu tạo chung của cụm động cơ-máy phát

    • Sơ đồ:

1. Động cơ đốt trong.
2. Khớp nối.
3. Máy phát điện.
4. Giá đỡ.

  • Nguyên tắc chung: Động cơ đốt trong 1 nối trực tiếp với máy phát 3 thông qua khớp nối 2.

1.2. Đặc điểm của động cơ đốt trong kéo máy phát điện

  • Chất lượng dòng điện thể hiện ở sự ổn định tần số của nó trong suốt thời gian sử dụng. Để tần số dòng điện ổn định thì tốc độ quay của đông cơ và máy phải ổn định. Động cơ đốt trong kéo máy phát điện thường:

    • Là động cơ xăng và động cơ điêzen có công suất phù hợp với công suất của máy phát.

    • Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát

    • Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ.

  

Máy phát điện dùng động cơ xăng              Máy phát điện dùng động cơ điêzen

1.3. Đặc điểm của hệ thông truyền lực

  • Hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện có đặc điểm sau:

    • Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống.

    • Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực.

    • Trong hệ thống truyền lực của máy phát điện .

    • Để truyền được mô men chỉ cần nối trực tiếp 2 đầu trục của máy phát 3 thông qua khớp nối mềm 2 (Trong điều kiện tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy phát).

  • Việc nối trực tiếp động cơ với máy phát đơn giản, nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Chất lượng đó thể hiện ở sự đồng tâm giữa đường tâm trục của động cơ và tâm trục máy phát. Nhưng thực tế không thể chính xác tuyệt đối như vậy.

  • Một số khớp nối:

    • Khớp nối mềm: là loại khớp nối gồm hai nủa nắp chặt trên hai đầu trục của động cơ va máy phát,nối với nhau qua chi tiết trung gian làm từ vật liệu đàn hồi như cao su hoặc các loại chất dẻo khác có tính chất cơ lí cao.  

    • Trong các trường hợp đặc biệt có thể sử dụng khớp nối thủy lực chất lượng cao,quá trình truyền momen êm dịu,tránh được hiện tượng phá hủy má khi quá tải. 

  • Biện pháp khắc phục: Sử dụng khớp nối mềm. Trong các trường hợp đặc biệt có thể sử dụng loại khớp nối thủy lực chất lượng cao.

  • Chú ý:

    • Trong trường hợp bắt buộc phải thay động cơ 1 bằng một động cơ mới để máy phát điện vẫn làm việc bình thường, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

      • Động cơ thay thế phải có công suất phù hợp với công suất của máy phá điện.

      • Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. Nếu tốc độ khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ để phù hợp với tốc độ quay của máy phát.

      • Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc

Một số hình ảnh về máy phát điện

          

Phát điện nhờ sức gió                      Dynamo xe đạp

Tấm thu năng lượng mặt trời

Bài 1:

Yêu cầu quan trọng nhất của động cơ đốt trong kéo máy phát điện là gì?

Hướng dẫn giải

  • Yêu cầu quan trọng nhất  là động cơ xăng và động cơ điêzen là có công suất phù hợp với công suất của máy phát. Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát và có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ.

Bài 2:

Trong tình huống bắt buộc phải thay động cơ kéo máy phát, những yêu cầu đối với động cơ thay thế là gì?

Hướng dẫn giải

  • Trong tình huống bắt buộc phải thay động cơ mới, để máy phát điện vẫn làm việc bình thường cần phải đảm bảo yêu cầu sau: 

    • Động cơ thay thế phải có công suất phù hợp với công suất của máy phát điện. 

    • Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. nếu tốc độ quay của chúng khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ, để phù hợp với tốc độ quay của máy phát. 

    • Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc.

Bài 3:

Đặc điểm của hệ thống truyền lực trong máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong.

Hướng dẫn giải

  • Hệ thống truyền lực của máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong rất đơn giản, để truyền được mômen chỉ cần nối hai đầu trục của máy phát 3 và động cơ 1 thông qua một khớp nối mềm 2 (trong điều kiện tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy phát).

  • Trong hệ thống truyền lực của máy phát điện thường không bố trí li hợp.

  • Động cơ cũng như hệ thống truyền lực không có nhu cầu thay đổi chiều quay trong quá trình làm việc.

  • Động cơ thay thế phải có công suất tương thích với công suất của máy phát điện.

  • Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. Nếu như tốc độ quay của chúng khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ (tăng hoặc giảm tốc), để tương thích với tốc độ quay của máy phát.

  • Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc.

3. Luyện tập Bài 37 Công Nghệ 11 

Như tên tiêu đề của bài Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho một số máy phát điện

  • Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 155 SGK Công nghệ 11

Bài tập 2 trang 155 SGK Công nghệ 11

Bài tập 3 trang 155 SGK Công nghệ 11

Bài tập 4 trang 155 SGK Công nghệ 11

4. Hỏi đáp Bài 37 Chương 7 Công Nghệ 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK