Cho mạch điện có sơ đồ như hinh 11.4, tron đó các acquy có suất điện động ξ1 = 12V; ξ2 = 6V và có các điện trở trong là không đáng kể.
Các điện trở R1 = 4 Ω R2 = 8 Ω
a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.
b) Tính công suất tiêu thụ điện của mỗi điện trở.
c) Tính công suất của mỗi acquy và năng lượng mà mỗi acquy cung cấp trong 5 phút.
Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: RN = R1 + R2
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch :\(I{\rm{ }} = {{{\xi _{b}}} \over {{R_N} + {\rm{ }}{r_b}}}\)
Công thức tính công suất và năng lượng của nguồn điện 1 chiều.
Lời giải chi tiết
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch:
- Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp: ξb = ξ1 + ξ2 = 18 V.
- Điện trở tương đương của mạch ngoài gồm hai điện trở mắc nối tiếp:
RN = R1 + R2 = 12 Ω
Từ định luật Ôm đối với toàn mạch thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là:
\(I{\rm{ }} = {{{\xi _{b}}} \over {{R_N} + {\rm{ }}{r_b}}} = 1,5A\)
b) Công suất tiêu thụ điện:
Của điện trở R1 là P1 = I2R1 = 9 W
Của điện trở R2 là P2 = I2R2 = 18 W.
c) Tính công suất và năng lượng mà acquy cung cấp:
- Công suất của acquy thứ nhất: Png(1) = ξ1I = 18W
Năng lượng mà acquy thứ nhất cung cấp trong năm phút:
Wng(1) = Png(1)t = 5 400 J
Tương tự với nguồn 2 ta được: Png(2) = 9 W, Wng(2)= 2700 J
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK