Công nghệ 11 Bài 9: Bản vẽ cơ khí

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Bản vẽ chi tiết

1.1.1, Nội dung bản vẽ chi tiết.

  • Nội dung: Bản vẽ chi tiết thể hiện qua:

    • Hình dạng

    • Kích thước 

    • Yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

    • Khung tên

  • Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết

  • Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

1.1.2, Cách lập bản vẽ chi tiết

  • Để lập một bản vẽ chi tiết trước hết phải cần tìm hiểu, đọc các tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

  • Trên cơ sở phân tích hình dạng, kết cấu chi tiết, ta chọn phương án biểu diễn như hình chiếu, mặt cắt, hình cắt…sau đó chọn khổ giấy, tỉ lệ bản vẽ và vẽ theo một trình tự nhất định.

  • Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên

    • Bố trí các hình biểu diễn trên bản vẽ bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn.

  • Bước 2: Vẽ mờ.

    • Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt và mặt cắt…

  • Bước 3: Tô đậm.

    • Kiểm tra, sửa chữa sai sót, tẩy xóa những nét không cần thiết, kí hiệu vật liệu, ghi kích thước và tô đậm.

  • Bước 4: Ghi chữ, kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.

    • Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên…Kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.

                  

1.2. Bản vẽ lắp

1.2.1. Nội dung 

  • Bản vẽ lắp thể hiện :

    • Hình dạng

    • Kích thước

    • Bảng kê

    • Khung tên

  • Các chi tiết được tháo ra:

1.2.2. Công dụng 

  • Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.

  • Bản vẽ lắp bộ giá đỡ gồm:

    • Tấm đỡ: 1

    • Giá đỡ:    2       

    • Vít M6 x 24

  • Bản vẽ lắp của bộ giá đỡ (Hình 9.4)

             

  • Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

Bài 1:

Bộ giá đỡ gồm những chi tiết nào ? Số lượng là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

  • Bộ giá đỡ gồm các chi tiết:

    • Vít M6.24: 4 chiếc

    • Giá đỡ: 2 chiếc

    • Tấm đỡ: 1 chiếc

Bài 2:

Cách tháo lắp các chi tiết của bộ giá đỡ như thế nào ?

Hướng dẫn giải

  • Cách tháo theo thứ tự: vít - giá đỡ - tấm đỡ

  • Cách lắp theo thứ tự: tấm đỡ - giá đỡ - vít

3. Luyện tập Bài 9 Công Nghệ 11 

Như tên tiêu đề của bài Bản vẽ cơ khí, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được nội dung chính của bản vẽ cơ khí và bản vẽ lắp.

  • Biết cách lập bản vẽ chi tiết. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 52 SGK Công nghệ 11

Bài tập 2 trang 52 SGK Công nghệ 11

Bài tập 3 trang 52 SGK Công nghệ 11

Bài tập 4 trang 52 SGK Công nghệ 11

4. Hỏi đáp Bài 9 Chương 2 Công Nghệ 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK