Công nghệ 11 Bài 7: Hình chiếu phối cảnh

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. KHÁI NIỆM

Hình 1. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ của ngôi nhà

Nhật xét hình 1:

  • Các viên gạch và cửa sổ càng ở xa càng nhỏ lại
  • Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu lại có xu hướng gặp nhau tại 1 điểm. Điểm này người ta gọi là điểm tụ

1.1.1. Hình chiếu phối cảnh là gì?

a. Khái niệm

Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

b. Cách xây dựng

Hình 2. Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh

Cách xây dựng hình chiếu phối cảnh của vật thể:

  • Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể là mặt phẳng vật thể
  • Tâm chiếu là mắt người quan sát
  • Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt
  • Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng được gọi là mặt phẳng hình chiếu hay mặt tranh
  • Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời

​Thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh:

Hình 3. Hệ thống thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh

 

  • Từ tâm chiếu kẻ các đường nối với các điểm của vật thể
  • Từ hình chiếu của tâm chiếu trên đường chân trời kẻ các đường tương ứng (thuộc mặt tranh)
  • Các đường tương ứng cắt nhau tại các điểm. Nối các điểm được hình chiếu phối cảnh của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu

Đặc điểm của hình chiếu phối cảnh: Là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát thực tế.

1.1.2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh

  • Đặt cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng
  • Biểu diễn các công trình có kích thước lớn: Nhà cửa, đê đập, cầu đường, . . .

1.1.3. Các loại hình chiếu phối cảnh

Có 2 loại hình chiếu phối cảnh: Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ

  • Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ:
    • Đặc điểm : Mặt tranh song song một mặt của vật thể

    • Ứng dụng: Trong thiết kế nội thất

Hình 4. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ

  • Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ:
    • Đặc điểm : Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể

    • Ứng dụng: Thiết kế phối cảnh công trình

Hình 5. Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ

1.2. PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH

Bài tập: Vẽ hình chiếu phối cảnh 1 điểm của vật thể sau:

Hình 6. Các hình chiếu của vật thể

  • Bước 1. Vẽ đường nằm ngang t - t làm đường chân trời

Hình 7. Vẽ đường chân trời

  • Bước 2. Chọn F’ làm điểm tụ trên t - t

Hình 8. Vẽ điểm tụ

  • Bước 3. Vẽ lại hình chiếu đứng của vật thể

Hình 9. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể

  • Bước 4. Nối các điểm trên hình chiếu đứng với điểm F’

Hình 10. Xác định các điểm trên hình chiếu đứng

  • Bước 5. Trên đoạn nối từ hình chiếu đứng đến F’ lấy một điểm để xác định chiều rộng của vật thể. Từ điểm đó kẻ các đường song song với các cạnh của vật thể

Hình 11. Xác định chiều rộng của vật thể

  • Bước 6. Nối các điểm tìm được thì ta được hình chiếu phối cảnh của vật thể vẽ phác

Hình 12. Vẽ hình chiếu phối cảnh của vật thể

  • Bước 7.  Tô đậm các cạnh thấy của vật thể và hoàn thiện hình chiếu phối cảnh đã xây dựng 

Hình 13. Tô đậm các cạnh thấy của vật thể

Hình 14. Hình dạng của vật thể

Chú ý:

  • Muốn thể hiện mặt bên nào của vật thể thì chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hình chiếu đứng
  • Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể

2. Luyện tập Bài 7 Công Nghệ 11 

Sau khi học xong Bài 7: Hình chiếu phối cảnh, các em cần nắm vứng các nội dung trọng tâm:

  • Khái niệm, ứng dụng và phân loại hình chiếu phối cảnh
  • Phương pháp vẽ hình chiếu phối cảnh

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 40 SGK Công nghệ 11

Bài tập 2 trang 40 SGK Công nghệ 11

Bài tập 3 trang 40 SGK Công nghệ 11

3. Hỏi đáp Bài 7 Chương 1 Công Nghệ 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK