Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Thao tác lập luận bình luận Soạn bài Thao tác lập luận bình luận- Soạn văn lớp 11

Soạn bài Thao tác lập luận bình luận- Soạn văn lớp 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

     I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC BÌNH LUẬN 

  1. Bình luận là hiện tượng phổ biến trong đời sống. Đó là bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai, tốt xâu, lợi hại, thật giả của sự vật,hiện tượng.

      Ví dụ: Bình luận về thời tiết, về lớp học, về cuốn sách mới đọc, phim mới xem, về diễn viên điện ảnh, về cầu thủ bóng đá...

     2. Tìm hiểu một lần nữa đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập một).

  • Trong đoạn trích đó, tác giả bàn bạc về sự cần thiết của luật pháp đối với xà hội. ông có nhận định, đánh giá đúng sai hay dở và bàn bạc sâu rộng vấn đề được nói đến với đích cuối cùng của các lời, nhận định, đánh giá bàn bạc đó là thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
  • Nếu lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rằng muôn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu và lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức thì Nguyễn Trường Tộ không có lí do gí để viết Xin mở khoa luật.
  • Như vậy, Xin mở khoa luật là một đoạn trích có tính bình luận vì tác giả đã bàn bạc, đánh giá dở hay, lợi hại của vấn đề nhằm làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.

      3.Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc, người nghe thì phải nắm vững kĩ năng bình luận. Vì có nắm vững kì năng bình luận thì người bình luận mới nắm vững cách tổ chức luận cứ, luận điểm nhằm đạt tới mục đích mà mình đã đặt ra.

     4.Nói rằng con người hôm nay rất cần thiết bình luận, dám bình luận và do đó phải nắm vững kĩ năng bình luận bởi vì chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh dân chủ. ở đây mọi người đều có quyền và có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề xã hội; các quan điểm, ý kiến có tinh thần xây dựng đều được trân trọng, khuyến khích.

         III. CÁCH BÌNH LUẬN

  1. Bước thứ nhất: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

        a.Bình luận: Yêu cầu phải ồêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra bình luận, nhưng không nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Vì người đọc, người nghe không thể tiếp nhận và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng (vấn đề) một khi họ còn mơ hồ chưa rõ về chính cái hiện tượng (vấn đề) được đưa ra bình luận đó.

      b. Nên trình bày hiện tượng (vấn đề) cần bình luận rõ ràng, trung thực.

     2.Bước thứ hai: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

   Đối với người bình luận, điều quan trọng hơn cả là đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình.

   Người bình luận sẽ nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình theo một  trong các cách: (1) đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình chắc chắn là sai; (2) kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía, để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí; (3) đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

   Việc lựa chọn cách làm nào trong ba cách kể trên phải xuất phát từ một, và chỉ một cơ sở duy nhất: cơ sở chân lí. Sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí rồi thl nhiệm vụ của người bình luận là tìm cách thuyết phục người đọc (người nghe) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình.

     3.Bước thứ ba: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Không chỉ nhận xét, đánh giá, người bình luận còn cần bàn bạc. Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người bình luận có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá; cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, nghỉ suy mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại  hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và cửa người đang lắng nghe mình bình luận. Nhưng sự bàn luận còn có tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nữa nếu người bình luận có thể bàn thêm về những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc, và bất ngờ nữa, mà hiện tượng đời sống được bình luận có thể gợi ra (như lời bàn được nêu trong mục II.3-SGK).

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

   Có người cho rằng bình luận chẳng qua là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy không đúng. Bình luận không phầi là giải thích mà cũng không phải là chứng minh. Bởi vì mục đích của giải thích là giúp người nghe, người đọc hiểu được nhận định đã nêu còn chứng minh là nhằm giúp họ tin rằng nhận định ấy có căn cứ trong sự thật (hay lẽ phải). Như thế giải thích là hướng về người chưa biết, chưa hiểu. Còn chứng minh hướng về người chưa rỗ, chưa tin. Trong khi mục đích của bình luận giúp người đọc, người nghe đánh giá hiện tượng (vấn đề) được chính xác, đầy đủ khách quan và bàn luận cùng họ về ý nghĩa sâu

xa rút ra được từ hiện tượng (vấn đề) đó bằng những ý kiến mới mẻ, sắc sảo của riêng mình. Như thế xét về bản chất, bình luận là dành cho người đã thông hiểu, đã có ý kiến về hiện tượng vấn đề đó, có điều ý kiến của họ không giống với ý kiến người bình luận. Cũng có thể nói, yêu cầu cao nhất của giải thích là dễ hiểu, của chứng minh là đáng tin cậy thì yêu cầu của bình luận là giàu tính đấu tranh cho quan điểm, ý kiến đúng đắn, xác đáng, giàu sức thuyết phục đốì với người đọc, người nghe.

• Bài tập 2, 3

Đọc kĩ bài tập 1, học sinh tự làm bài tập 2 và 3 còn lại.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK